Triển khai Storytelling Marketing ra sao để tối đa hóa doanh số bán hàng? (Phần 2)

storytelling marketing

Cách tạo ra các Triggers trong Storytelling

Để làm được điều này, Thương hiệu phải tìm cách xây dựng kết nối cảm xúc với Khách hàng.

Đầu tiên, bạn phải thực sự hiểu những vấn đề riêng hay nỗi lo của họ trong chặng hành trình của chính họ. Sau đó, bạn có thể tạo sự thoải mái khi kể chuyện. Cụ thể, hãy cho họ thấy bạn hiểu những gì họ đang trải qua và bạn có cách giúp họ vượt qua điều đó.

Đây là một vài thứ đáng xem xét:

  1. Câu chuyện của bạn có đáng tin không? Mọi người sẽ tin tưởng vào cách kể chuyện của bạn và cảm thấy gắn bó với nó chứ?
  2. Câu chuyện của bạn có phù hợp với vị trí khách hàng đang đứng trên chặng hành trình của họ? Nó có ý nghĩa gì với họ?
  3. Câu chuyện của bạn có gợi lên cảm xúc tích cực không? Nó có chạm đến những hy vọng và ước mơ lớn nhất mà Khán giả của bạn đang nghĩ về mỗi ngày không?

Hãy tạo một bản phác thảo chung cho câu chuyện của bạn trong suốt Chiến dịch Marketing hoặc cho chính Thương hiệu của bạn.

Nó không cần quá phức tạp đâu! Chỉ cần bắt đầu bằng một bản tóm tắt câu chuyện của riêng bạn. Sau đó, kết nối với những gì gần gũi với Khách hàng của bạn.

Bạn cần hiểu rõ Khán giả của mình hơn bất kỳ ai. Hãy tạo một câu chuyện có thể khuyến khích họ chia sẻ hành trình riêng của họ. Nhờ vậy, bạn sẽ xây dựng được một nhóm Khách hàng trung thành cho Thương hiệu.

Tận dụng các câu chuyện để tối đa hóa lợi nhuận

Đã đến lúc tìm ra cách tận dụng những câu chuyện đó để tối đa hóa khả năng hiển thị và và gia tăng thu nhập cho Doanh nghiệp của mình!

Bây giờ, hãy tập trung vào Câu chuyện của Khách hàng. Đây là những lời chứng thực và cũng là Case Study thành công từ những người đã sử dụng Thương hiệu của bạn và nhận thấy những thay đổi tích cực.

Như đã nói, những Câu chuyện như vậy là điểm nhấn mạnh mẽ trong Chiến dịch Marketing của bạn. Những thông điệp hay nội dung được truyền tải đến đối tượng Khán giả của bạn theo một cách rất động đáo và cá nhân.

Khi Khách hàng thấy sản phẩm, dịch vụ của bạn hiệu quả ra sao với một người như họ. Điều đó sẽ thúc đẩy họ hành động. Nó quyết định liệu họ có theo dõi bạn và đầu tư vào Thương hiệu của bạn hay không.

Điều này được xem là bằng chứng xã hội, sự chấp nhận của thị trường. Cùng với đó là sự đảm bảo với Khách hàng tiềm năng rằng bạn sẽ tuân theo những lời hứa của mình.

toi da hoa loi nhuan

Dưới đây là một số cách để tận dụng Câu chuyện của Khách hàng để bạn có thể tối đa hóa doanh số bán hàng:

1. Thu thập và chia sẻ phản hồi của Khách hàng

Hãy theo dõi những Khách hàng đã mua và sử dụng sản phẩm của bạn. Tiếp đến, khám phá xem hiệu quả sản phẩm của bạn mang đến cho họ sẽ đến đâu.

Bạn có thể làm điều này dễ dàng, ngay cả khi bạn chưa chính thức ra mắt sản phẩm. Cụ thể, hãy cung cấp các bản đánh giá hoặc quyền truy cập vào thử nghiệm Beta. Điều này không chỉ giúp bạn cải thiện các sản phẩm và dịch vụ trước khi tung ra thị trường, mà còn khiến bạn dễ dàng thu thập những lời chứng thực tích cực.

2. Làm nổi bật những trải nghiệm tích cực

Hãy tìm cách tích hợp lời chứng thực và Case Study vào các Chiến dịch Marketing của bạn. Ngoài trang bán hàng, bạn còn có thể sử dụng trong các bài Blog, bản tin và quảng cáo.

Làm nổi bật chúng trong các Chiến dịch truyền thông xã hội hoặc nhóm Facebook của bạn.

Một khi bạn có thể truyền đi thông điệp, rằng bạn có khả năng tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thực sự giúp ích cho Khán giả. Lúc đấy, bạn sẽ dễ dàng tối đa hóa thu nhập trong khi xây dựng lượng Khán giả trung thành.

3. Xem xét đánh giá của Influencers

Khách hàng và đối tượng thử nghiệm Beta không phải là nguồn chứng thực duy nhất giúp thúc đẩy doanh số bán hàng. Bạn nên xem xét phương án “Sponsored Reviews/Feedback”. Cụ thể, bạn sẽ tài trợ cho những Influencers trong thị trường và họ sẽ đưa ra đánh giá hoặc phản hồi về hiệu quả sản phẩm của bạn.

Với phương án này, bạn sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định. Nhưng bạn có thể dễ dàng tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba thu nhập. Chưa kể đến khả năng tiếp xúc, khi bạn có thể thu hút những đối tượng rất khó tiếp cận.

Tích hợp câu chuyện vào Chiến dịch ra mắt

Bước tiếp theo là tìm ra cách tích hợp câu chuyện của bạn vào Chiến dịch Marketing và ra mắt sản phẩm.

Sự kiện ra mắt của bạn có thể diễn ra trên bất kỳ nền tảng nào, điều đó không thành vấn đề. Cách bạn kể câu chuyện để có thể gây được tiếng vang với Khán giả mới là điều quan trọng.

Để làm điều này một cách hiệu quả, bạn cần hiểu nền tảng mà bạn định sử dụng. Ví dụ, Storytelling Marketing trên Facebook sẽ yêu cầu một cách tiếp cận khác so với Instagram. Đó đó, trước tiên bạn phải dành thời gian đánh giá các kênh truyền thông mà bạn định sử dụng trong các Chiến dịch của mình.

Hãy nghĩ xem:

  • Làm thế nào các Thương hiệu hiện tại sử dụng những câu chuyện một cách hiệu quả trong Chiến dịch Marketing của họ?
  • Mọi người phản ứng thế nào với những câu chuyện này?
  • Những yếu tố nào tạo nên thành công của những câu chuyện này?

Hiểu rõ về các nền tảng định tham gia, bạn có thể xây dựng một nền tảng vững chắc cho cốt truyện của riêng mình.

Tich hop cau chuyen vao Chien dich marketing

Dưới đây là 3 cách để bắt đầu:

  • Xây dựng một câu chuyện thành công hoặc Case Study 

Hãy tạo ra một câu chuyện thành công hoặc Case Study phục vụ như một phần không thể thiếu trong Chiến dịch của bạn. Mọi người thường thích đọc hoặc nghe về những câu chuyện thành công. Do là họ có thể học hỏi cách một ai đó vượt qua vấn đề khó khăn của bản thân.

Vì vậy, thay vì cố gắng bán các sản phẩm/dịch vụ của bạn, hãy xem xét đi theo hướng này qua việc thực hiện các Case Study hay thu thập những lời chứng thực. Đây sẽ là một Chiến lược hiệu quả hơn nhiều, vì nó vượt ra ngoài khía cạnh xây dựng Thương hiệu và tập trung vào người dùng cuối. Nó cho thấy cách sản phẩm và dịch vụ của bạn có thể phục vụ và hỗ trợ họ hoàn thành mục tiêu ra sao.

  • Làm nổi bật câu chuyện trên nền tảng Digital

Tiếp theo là làm nổi bật câu chuyện của bạn trên nền tảng kỹ thuật số!

Cho dù bạn đang sử dụng trang đích (Landing Page), Tập quảng cáo (Brochure), Blog hay hoặc Website để khởi động Chiến dịch của mình. Bạn cần phải tích hợp câu chuyện như một phần của nội dung đó.

Các câu chuyện cần truyền đạt được tính xác thực và tính hợp pháp của Thương hiệu hay sản phẩm. Điều này giúp bạn xây dựng lòng tin nơi Khách hàng tiềm năng một cách lâu dài.

  • Đưa câu chuyện vào Video ra mắt

Cuối cùng, hãy đưa câu chuyện của bạn vào Video ra mắt. Video là một phương tiện vô cùng hiệu quả trong việc giới thiệu sản phẩm.

Trong đó, câu chuyện của bạn sẽ là điểm nhấn và sẽ tác động lớn đến người dùng. Ngoài ra, Video cũng giúp bạn thể hiện cảm xúc, và kết nối với Khán giả ở mức độ sâu hơn.

Tìm hiểu thêm: Triển khai Storytelling Marketing ra sao để tối đa hóa doanh số bán hàng? (Phần 3)

 Nguồn: Medium | bởi: Leo Phạm


CÓ THỂ BẠN NÊN ĐỌC

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN






    LỢI ÍCH THUỘC VỀ KHÁCH HÀNG?

    • Được an tâm, Sự tận tâm, tin tưởng và trung thực
    • Có kế hoạch, quy trình, kiểm tra, theo dõi chính xác
    • Kết quả thực tế đo bằng đơn hàng
    • Được tạo ra giá trị theo nét riêng của doanh nghiệp
    • Cam kết bảo mật an toàn & báo cáo định kỳ
    • Miễn phí toàn bộ các kênh truyền thông của SE Master Solutions
    Theo dõi giải pháp facebook