Tối ưu SEO Onpage và 7 kỹ thuật cần thiết

SEO ONPAGE LÀ GÌ ? Là tối ưu nội dung và liên kết trong website để cho thân thiện nhất với các công cụ tìm kiếm và đặc biệt là Google.

Ở phần này chúng ta sẽ tập trung cơ bản nhất của một website và tìm hiểu về thuật toán Google Panda (Gấu trúc). Nhiều bạn thường nhầm lẫn giữa On-pageOn-site trong SEO, điều này không ít bạn tò mò về việc như thế nào là chuẩn.

Tuy nhiên, hôm nay mình chỉ tập trung vào tối ưu On-page để mọi người hiểu rõ hơn, và sau bài này sẽ là bài chia sẻ về tối ưu On-Site nhé.

toi-uu-seo-onpage-va-nhung-dieu-can-biet

Tối ưu seo onpage và những kỹ thuật cần ghi nhớ

1 Xác định cấu trúc nội dung và sơ đồ liên kết trên website.

Một cấu trúc của nội dung bài viết thông thường như sau:

Trang chủ Giới thiệu Chuyên mục 1 Chuyên mục 2 Chuyên mục 3 Liên hệ
    Post 1.1 Post 2.1 Post 3.1
Post 1.2 Post 2.2 Post 3.2
Post 1.3 Post 2.3 Post 3.3
Post 1.4 Post 2.4 Post 3.4
Post … Post … Post …
Post 1.10 Post 2.10 Post 3.10

Và bạn cũng thường gửi cho copywritter 1 danh sách từ khóa, sau đó để họ viết theo những từ khóa đó. Đây hẳn nhiên là công việc của bất kỳ dân SEO nào đã từng làm.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng, việc đưa cho copywritter biên tập nội dung theo ý của họ, thì việc sau khi đưa bài viết lên website sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng tới mức độ liên quan của các bài viết đó.

Để khách hàng truy cập vào bài viết của mình, có mấy ai không muốn họ rời đi ngay đâu phải không nào?

Vậy nếu nội dung của các bài viết đó không liên quan gì đến nhau hoặc không hấp dẫn hay cùng chủ đề mà khách hàng đang đọc thì bạn có nghĩ họ muốn ở lại không?

Chưa kể, chính bạn là người làm seo, cũng thật sự khó để điều hướng nội dung sao cho phù hợp ( nhiều newbabie cứ cho liên kết lại với nhau mà không cần biết nó liên quan đến đâu ).

Lý do mình nói đến điều này bởi vì việc lên kế hoạch nội dung nó giúp ích nội dung trên website được kiểm soát chặt chẽ hơn và cũng là tiết kiệm được tối ưu chi phí sản xuất nội dung dư thừa cho doanh nghiệp.

Hiện nay, có rất nhiều chia sẻ được đưa lên mạng xã hội về cách xây dựng cấu trúc nội dung cho website.

Mình cũng xin được chia sẻ tới bạn cách mà mình thường làm cho các dự án như: thẩm mỹ, thương mại điện tử, bất động sản, giáo dục, du học,….

2. Kiểm tra mức độ trùng lặp nội dung

Content scraping (“hay có thể gọi là đạo bài viết”) là một vấn đề nghiêm trọng và nhức nhối hiện nay. Nó đã trở thành một trong những hành vi rất phổ biến trên internet.

trung lap noi dung

Bất cứ ai cũng có thể dễ dàng sao chép nội dung của bạn và đưa nó vào trang web của họ mà không có sự cho phép của chủ nhân. Các trang web “đạo” nội dung tạo ra rất nhiều nội dung bị trùng lặp.

Nó làm giảm chất lượng uy tín đối với nội dung gốc của bạn và bạn có thể bị trừng phạt bởi Google vì lỗi trùng lặp nội dung.

Bạn nên luôn chú ý rằng, dù ở bất kỳ trường hợp nào, thì copy nội dung của người khác cũng đều là không tốt cho công tác làm SEO của bạn.

Vì vậy, bạn hãy thường xuyên kiểm tra trước và sau khi nội dung bạn đưa lên, để biết rằng content của bạn không đi sao chép của người khác, và cũng để xem người khác có sao chép bài viết của mình không nhé.

3. Kiểm tra mật độ từ khóa chính và phụ trong bài viết

Bạn đừng bao giờ cố gắng gia tăng tỉ lệ này bằng cách nhồi nhét từ khóa (keyword stuffing) để làm tăng mật độ từ khóa trong bài viết vì các spider đủ thông minh để nhận ra điều bạn đang làm và  web của bạn có khả năng cao là bị “trừng phạt” (penalized).”

mat-do-tu-khoa

Mật độ từ khóa (Keyword density) là một trong những khái niệm cơ bản nhất trong SEO.Và nếu muốn tìm hiểu SEO và triển khai một chiến dịch SEO hiệu quả bạn cần nắm rõ khái niệm này.

Mật độ từ khóa chính chính là tỉ lệ phần trăm giữa số lần xuất hiện từ hay cụm từ khóa so với tổng số từ hiển trị trong trang web của bạn.

Công thức để tính mật độ từ khóa như sau:
→ Keyword Density = (Nkr / Tkn) x 100

Nkr = Số lần lập lại từ khóa trong văn bản | (how many times you repeated a specific keyword)

Tkn = Tổng số từ trong văn bản |  (total words in the analyzed text)

Ngoài ra bạn có thể cài 1 công cụ thứ 3 để kiểm tra mật độ từ khóa trong seo bằng: SEOQUAKE. Nhớ nhé, mật độ từ khóa Google khuyến cáo là < 5% trong bài nha.

4. Tối ưu Thẻ Heading (H1-H6)

Thẻ heading là một cách tổ chức và ưu tiên hóa nội dung trong một tài liệu HTML. Có tất cả 6 thẻ headings gồm:  H1, H2, H3, H4, H5, H6 (heading 1, heading 2,…)

Ở 6 thẻ này, H1 là thẻ quan trọng nhất và mặc định  sử dụng cho tiêu đề chính của bài viết. Ngoài ra, URL của bài viết sẽ đi theo tiêu đề được viết không dấu và cách nhau một dấu (-).

Việc bạn sử đụng tiêu đề dài hơn 16 từ(words) sẽ bị Google cắt bỏ khi hiển thị ngoài trang tìm kiếm, sẽ không hề tốt cho SEO của bạn.

su-dung-the-h1-h2-h3

Theo sau là H2, H3,h4…và nó được dùng với mục đích cho các tiêu đề của đoạn văn bản mà bạn biên soạn. Nằm ngoài nội dung của bài viết, các thẻ này cũng được sử dụng cho các khu vực như sidebar, tin liên quan,…

5. Tối ưu thẻ ul, li ( danh sách hiển thị)

Định nghĩa một dữ liệu trong đó có chứa từ khóa seo là một công việc không thể nào thiếu với dân SEO khi đi vào tối ưu một bài viết và nhất là với một Landingpage thì càng không thể thiếu nó.

Vai trò của thẻ này là để đưa những nội dung thông điệp hay sự khác biệt của một sản phẩm/dịch vụ nào đó tới người dùng truy cập.

Có thể nói, Spider dựa thẻ này để đoán biết nội dung trong bài viết của bạn tập trung đâu. ( các bạn có thể xem trong bài viết này mình sử dụng thẻ ul li )

6. Tối ưu SEO cho hình ảnh ( alt, caption, title )

Alt text có nghĩa là alternative information – thông tin thay thế cho người dùng không hiển thị được hoặc chọn ẩn hình ảnh trong trình duyệt hoặc đơn giản là các user agents không có khả  năng hiển thị hình ảnh.

Thẻ Title và Alt có 2 chức năng chính gồm: khai báo thông tin của bức ảnh đó tới spider ( vì cơ bản spider không thể đọc được hình ảnh của bạn ).

Ngoài ra, với người dùng trong nhiều trường hợp hình ảnh của bạn không được hiển thị, nó sẽ mô tả cho người dùng biết hình ảnh đó bạn đang muốn nói đến điều gì.

<img title="Minh họa trường hợp không dùng thẻ Alt" src="https://semaster.vn/
wp-content/uploads/alt-image.jpg"  alt="Alt image" hspace="10" width="105" height="54" align="z
right" />

Đừng quên chúng ta cần sử dụng cả Caption cho nó nữa nhé…

7. Liên kết nội bộ và các thẻ rel=”nofollow/dofollow”

Liên kết nội bộ ( hay còn gọi là  Internal links ) đứng vai trò quan trọng bậc nhất trong SEO. Internal links là những liên kết qua lại giữa các trang trong cùng một tên miền.

Một cách hiểu đơn giản hơn là nó đặt liên kết từ bài viết này sang một bài viết khác trên cùng một website của bạn. 

Liên kết nội bộ thường được sử dụng để điều hướng chủ đề nội dung. Nhằm phục vụ người dùng ở lại website lâu hơn,

Điều này giúp chính bạn có cơ hội tiếp cận được với khách hàng tốt hơn.

Tác dụng của liên kết nội bộ:

  • Thiết lập cấu trúc liên kết cho website.
  • Tăng chỉ số PR đồng đều.
  • Tăng chỉ số Page Author.
  • Thường làm Menu cho trang web.
  • Là nhân tố quan trọng trong Ranking keyword.
  • Tăng tốc độ index.

Liên kết nội bộ (Internal Links) như thế nào là hợp lý:

  • Xây dựng liên kết nội bộ tại những trang có chỉ số PA cao.
  • Dồn liên kết nội bộ từ những trang khác tới trang đích quan trọng.
  • Xây dựng liên kết nội bộ tại bài viết có nhiều thông tin quan trong. (1)
  • Đặt liên kết nội bộ tại trang chủ.
  • Đặt liên kết nội bộ tại footer.

Một số lưu ý khi xây dựng liên kết nội bộ ( Internal Links )

  • Dồn các liên kết nội bộ từ các trang trong website đến trang đích quan trọng.
  • Chủ động đặt internal links tại các trang, bài viết có nhiều liên kết trỏ về
  • Tùy thuộc vào sản phẩm/dịch vụ mà bạn sẽ tập trung tăng thứ hạng cho trang đó. Việc cần làm của bạn là dồn toàn bộ sức mạnh từ các trang bài viết khác vào trang này.
  • Điều này hoàn toàn dễ hiểu, các trang hay bài viết có nhiều liên kết trỏ về đồng nghĩa trang đó có sức mạnh rất tốt hơn các trang khác. Và khi đó các trang này sẽ có giá trị hơn đối với trang đích của chúng ta.
  • Nên sử dụng breadcrumb : Breadcrumb còn được gọi là thanh điều hướng thường được đặt ở đầu hay cuối bài viết nhẳm cho người dùng biết vị trị của mình đang đứng ở đâu trong website và giúp cho nó dễ dàng chuyển sang vị trí khác.
  • Ngoài ra bạn cần quan tâm đến anchor-text khi đặt internal links, không nên đặt những anchor-text một cách bừa bãi và miễn cưỡng, gây nên nội dung trở nên loãng và phản cảm tới người đọc.

Lưu ý về liên kết nội bộ trong bài viết (1)

Các liên kết có thể có thuộc tính cho phép ngăn các liên kết không chuyển “Google juice” tới trang mục tiêu. Nó thường được gọi là dofollow / nofollow“và giống như [rel =” nofollow “] trong HTML.

Theo kinh nghiệm của bản thân, với các bài viết chỉ để người dùng truy cập vào đọc, chúng ta hãy đặt vào đó thẻ rel="nofollow" nhé. Vì vai trò của nó không phải để phục vụ cho Spider truy cập vào nó.

Cũng dễ hiểu rằng, bạn cho spider đi quá lòng vòng trong bài viết của bạn cũng sẽ khiến nó không xác định được trang đích cuối cùng mà bạn cần SEO là trang nào.

Vậy là toàn bộ những kiến thức mà mình thu lượm được trong những năm qua về tối ưu SEO ONpage, đã được đưa lên vào trong bài viết này rồi đấy các bạn ạ.

 


Theo dõi giải pháp facebook