Nền kinh tế sáng tạo đang trên đà phát triển. Các nền tảng từ Substack, BitClout đến Quora đang nỗ lực giữ chân những người sáng tạo nội dung (Content Creators) tốt nhất. Họ sẵn sàng cung cấp cho các Creators những ưu đãi lớn. Alex Kantrowitz gần đây đã chia sẻ trong OneZero. “Đây là thời điểm tuyệt vời để trở thành một Creators tài năng.” Các nền tảng hiện nay đã nhận ra được giá trị mà nội dung của Creators mang lại.
Tuy nhiên, điều quan trọng không chỉ là những trò chơi hay những bức ảnh GIF 69 triệu đô ngớ ngẩn. Sự phát triển của nền kinh tế sáng tạo cho thấy một số thực tế khắc nghiệt. Những thực tế và thách thức nói lên rất nhiều điều về quá khứ và tương lai của chính nền kinh này. Đồng thời, chúng có thể tác động lớn đến dòng doanh thu của cá nhân các Creators và xa hơn là sinh kế của họ.
Dưới đây là ba thực tế khắc nghiệt về nền kinh tế sáng tạo mới nổi. Nếu bạn là một Creator (hoặc muốn trở thành Creator), bạn cần biết sự thật về họ.
Creators xứng đáng được trả tiền nhiều hơn
Nếu bạn là một Creator, bạn có nhận ra là các nền tảng xã hội đang âm thầm lợi dụng khả năng của bạn trong nhiều năm qua không? Bạn thậm chí có thể nghĩ rằng họ đang cung cấp cho bạn một dịch vụ vô cùng giá trị. Trong khi thực tế, bạn chính là người cung cấp giá trị cho mọi người.
Trong một bài viết gần đây về nền kinh tế sáng tạo, The Economist đã mô tả quy trình hoạt động của mô hình kinh doanh truyền thông xã hội truyền thống. Một nền tảng như Facebook sẽ thu hút các Creators đến với dịch vụ của mình. Họ hứa sẽ kết nối Creators với một lượng lớn khán giả. Các Creators sẽ tạo ra những video tuyệt vời và chụp những bức ảnh đẹp. Họ cũng viết các bài đăng chi tiết, sâu sắc. Tất cả sẽ đều được đưa lên nền tảng xã hội miễn phí.
Những nội dung tuyệt vời này sẽ thu hút rất nhiều người dùng. Nền tảng sẽ hiển thị quảng cáo cho những người dùng đó và tạo ra doanh thu khổng lồ. Các nhà đầu tư vào nền tảng do không phải trả tiền cho nội dung tạo ra và chi phí dịch vụ cũng tương đối thấp để vận hành. Vì thế, họ sẽ thu được lợi nhuận khủng từ nguồn doanh thu này. Trong khi đó, các Creators đã bỏ công sức để tạo ra nội dung và tải lên miễn phí. Họ thật sự đã bị đối xử bất công!
The Economist cũng cho biết, trong hai năm qua, các Creators đã hiểu rõ mức độ tồi tệ của mô hình kinh doanh này đối với sinh kế của họ. Điều này dẫn đến sự ra đời của một loạt các nền tảng mới toanh. Những nền tảng như Medium, Substack, TikTok, Patreon hay risqué Only Fans. Họ tạo điều kiện cho Creators chia sẻ những giá trị từ nội dung tạo ra và kiếm tiền trực tiếp từ khán giả của họ thông qua lượt đăng ký (Subscriptions).
Xem thêm: Những nền tảng truyền thông nào chia sẻ nguồn lợi nhuận tốt nhất hiện nay cho các Creators?
Không có gì ngạc nhiên khi các Creators đang đổ xô vào các nền tảng mới này một cách nhanh chóng. Cùng với đó, các nền tảng cũ cũng đang cố gắng bắt kịp xu hướng mới. Facebook vừa ra mắt Bulletins, một bản sao của Substack. Họ cam kết bỏ ra 1 tỷ đô để trả công cho các Creators vào năm 2022. Quora là một nền tảng được xây dựng dựa trên nội dung từ các chuyên gia trả lời câu hỏi miễn phí. Gần đây, nền tảng này thông báo sẽ bắt đầu trả tiền cho những Creators được chọn vì những đóng góp to lớn của họ.
Tôi nghĩ rằng đây là một xu hướng tích cực. Nhờ đó, các Creators có thêm nhiều quyền lợi và được bù đắp xứng đáng. Họ đã góp công rất lớn giúp các nền tảng sinh lời từ những nội dung tạo ra. Khi các mô hình chia sẻ doanh thu đáp ứng được phạm vi thị trường vô cùng lớn như các nền tảng truyền thống như Facebook và Quora, Creators sẽ chiến thắng. YouTube đã chia sẻ doanh thu với Creators trong nhiều năm và đây là một trong những nền tảng lớn nhất trên thế giới. Điều này cho thấy rằng mô hình này hoàn toàn khả thi.
Tuy nhiên, những động thái gần đây tiết lộ một thực tế khắc nghiệt. Các nền tảng (đặc biệt là các nền tảng truyền thông xã hội) lẽ ra phải trả tiền cho Creators. Một số chỉ mới bắt đầu làm điều đó vì các nền tảng mới hơn đã xuất hiện và đe dọa sẽ lấy đi miếng ăn béo bở của họ. Đó là một thay đổi tích cực, nhưng đã quá hạn từ lâu.
Nếu bạn là một Creator lâu năm, người đã cung cấp nhiều nội dung miễn phí cho một nền tảng lớn, thì giờ đây có thể bạn nhận ra giá trị mà bạn đã cho đi mà không cần đền bù. Nếu điều đó đúng với bạn, hãy cân nhắc chuyển từ nền tảng cũ sang nền tảng cung cấp khả năng kiếm tiền (và hãy mang những nội dung bạn đã tạo ra theo). Và nếu bạn là Creator mới, hãy đảm bảo làm việc với các nền tảng giúp bạn trả công một cách công bằng.
Creators thường ghét Influencers
Gần đây, tôi đã xuất bản một bài viết dài về nền kinh tế sáng tạo và về công việc sản xuất video của tôi. Một trong những nhận xét đầu tiên tôi nhận được là: “Bài viết hay, nhưng bạn không phải là Creator. Bạn là một Influencer. Vì vậy, bạn thật tệ hại!” Đó là thái độ mà tôi đã gặp phải ở nhiều nơi khác. Đó là nơi ở của những người coi mình là Creator “thuần túy”. Nói chung là họ không kiếm tiền từ nội dung tạo ra qua việc bán sản phẩm. Họ không thích những người sản xuất video, chụp ảnh hay đăng bài trên mạng xã hội với mục đích giới thiệu hay quảng bá về một sản phẩm hoặc thương hiệu nào đó.
Thái độ đó thật đáng tiếc và thường mang tính chất phá hoại. Bạn không thể coi thường một Creator, chỉ vì nội dung của anh ta giúp thúc đẩy doanh số bán sản phẩm hiệu quả. Việc sản xuất video mở hộp, hướng dẫn trang điểm, đánh giá sản phẩm, trình diễn “demo” một công thức, v.v cũng rất phức tạp. Chúng đòi hỏi năng lực sáng tạo rất lớn giống như khi chụp một bức ảnh tuyệt vời hoặc viết ra một bài hát hay. Tôi biết những điều này khó đến nhường này vì tôi đã trải nghiệm tất cả.
Chắc chắn vẫn có các Influencers ngoài kia, họ tạo dựng được danh tiếng cá nhân cho bản thân. Họ lợi dụng địa vị của một người nổi tiếng để rao bán các sản phẩm kém chất lượng. Nhưng phần lớn những Creators quảng bá sản phẩm mà tôi đã gặp là những con người sáng tạo, thông minh, làm việc chăm chỉ và rất giỏi trong việc thu hút khán giả. Họ mong muốn mang đến cho những người theo dõi họ (Followers) những thông tin có giá trị. Nếu họ không cung cấp giá trị cho khán giả, không ai sẽ xem nội dung của họ cả. Trong nhiều trường hợp, những các Creators / Influencers này có thể thu hút lượng khán giả lên đến hàng nghìn hoặc hàng triệu.
Creators cần hiểu rằng trở thành Influencers và quảng bá (hoặc đánh giá) sản phẩm chỉ là một trong những cách kiếm tiền từ nội dung sáng tạo. Các Creators nên hỗ trợ và học hỏi lẫn nhau. Sự khác biệt giữa họ là một điều hoàn toàn bình thường. Mọi người không nên vì vậy mà xâu xé lẫn nhau hay tạo ra sự chia rẽ. Đôi khi, tôi nghĩ nguyên nhân đến từ một yếu tố nho nhỏ. Do là những nội dung nhằm quảng bá sản phẩm thường dễ kiếm tiền hơn. Ngược lại, rất khó để những Creators sáng tác bài hát, chụp ảnh hay tạo video không vì mục đích này có thu nhập tốt. Điều đó có thể khiến một số Creators “thuần túy” khó chịu.
Sự thù hằn với các Influencers là một thực tế khắc nghiệt của nền kinh tế sáng tạo. Việc này cần phải dừng lại. Ví như thủy triều dâng cao có thể cuốn trôi tất cả các con tàu. Nếu đồng nghiệp của bạn kiếm tiền thông qua việc bán sản phẩm. Miễn là họ tiết lộ điều đó một cách thẳng thắn và chính xác. Thành công của họ sẽ tốt cho nền kinh tế sáng tạo và thậm chí tốt cho chính bạn. Sự khác biệt giữa các Influencers và người không có ảnh hưởng (Non-influencers) chỉ đơn giản là sự khác biệt trong chiến lược kiếm tiền. Nó không liên quan đến mức độ cam kết của một Creator hoặc chất lượng nội dung của họ.
Các nền tảng vẫn đang tìm kiếm mô hình kinh doanh phù hợp
Đây là một trong những khía cạnh thách thức nhất của việc trở thành một Creator ngày nay. Nền kinh tế sáng tạo còn quá mới mẻ. Do đó, nhiều nền tảng vẫn đang tìm kiếm mô hình kinh doanh phù hợp với họ. Một số mô hình phổ biến hiện nay thu thập doanh thu từ nhà quảng cáo/người đăng ký/người mua. Dù đã san sẻ một phần doanh thu với các Creators đã tạo ra nội dung chất lượng trên nền tảng, họ vẫn thu về lợi nhuận khủng. Nhưng chính xác thì làm thế nào để làm được điều đó? Hơn thế nữa, làm thế nào có thể đánh giá điều gì mang lại giá trị? Vấn đề này vẫn đang được nghiên cứu thêm.
Nền kinh tế sáng tạo giống như một cuộc ẩu đả đẫm máu thời hiện đại. Mọi nền tảng đều đang nỗ lực chiến đấu để giành thị phần và thu hút Creators. Họ sẵn sàng đầu tư mạo hiểm với ngân sách khổng lồ để đạt được mục đích. Điều này dẫn đến nhiều tình huống trong đó các nền tảng cung cấp cho Creators những điều khoản sinh lời hấp dẫn. Nhưng sau đó họ lại bất ngờ sửa đổi hoặc rút lại điều khoản.
Thật tuyệt khi Substack đã trả cho các nhà báo được chọn 250.000 đô khi làm việc trên nền tảng của họ. Nhưng điều đó không có nghĩa “cây viết” xuất sắc nào cũng được nhận mức thù lao đó. Nó cũng không có nghĩa những người tham gia nền tảng sẽ liên tục kiếm được khoản tiền đó trong thời gian dài. Ở quy mô nhỏ hơn, nếu một nền tảng hứa hẹn với bạn các điều khoản kiếm tiền tuyệt vời ngay hôm nay. Không có gì đảm bảo các điều khoản tương tự sẽ được áp dụng vào ngày mai.
Thực tế là các nền tảng luôn thay đổi và gây ra nhiều biến động cho các Creators. Họ không ngừng cạnh tranh để thu hút tài năng mới. Ngay khi bạn đã nắm vững các yêu cầu của một nền tảng cụ thể và có nguồn thu nhập tốt. Những yêu cầu đó có thể thay đổi hoặc nền tảng đó có thể biến mất hoàn toàn. Điều đó khiến bạn đối mặt với những thách thức để có được thu nhập ổn định như trước.
Dù vậy, bạn có thể thực hiện một số chiến lược để giải quyết vấn đề này. Đầu tiên, hãy trải nghiệm các nền tảng mới sẵn sàng đưa cho bạn các điều khoản hấp dẫn. Cần hiểu rằng thời gian các nền tảng này chịu vung tiền đầu tư có thể chỉ tạm thời. Bạn nên chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, khi họ rút lại những điều khoản đã cung cấp.
Khi bạn ký kết với một nền tảng mới. Hãy đảm bảo bạn nắm giữ quyền sở hữu tất cả nội dung của mình. Kiểm tra thỏa thuận cộng tác viên của nền tảng hoặc xem xét nó với luật sư của bạn nếu có. Giữ các bản sao lưu nội dung của riêng bạn. Vì vậy, nếu nền tảng không hoạt động, bạn có thể di chuyển những nội dung đến một kênh khác.
Ví dụ, tôi hiếm khi sử dụng các trình soạn thảo văn bản riêng của nền tảng. Thay vào đó, tôi viết các bài báo hoặc bài đăng trong Google Docs. Sau đó, tôi sẽ dán (paste) nội dung vừa soạn vào nền tảng. Bằng cách đó, nếu một nền tảng biến mất hoặc thay đổi các điều khoản theo cách mà tôi không thích. Tôi sẽ có bản sao về tất cả nội dung của mình. Do đó, tôi có thể dễ dàng chuyển nó đến bất cứ nơi nào tôi muốn.
Với các nền tảng hoàn toàn mới, hãy nghĩ cách để kiếm tiền từ hai đến ba kênh khác nhau. Với cách này, bạn có thể chia sẻ nội dung của mình ở nhiều nơi cùng một lúc. YouTube là một trong những nền tảng kiếm tiền ổn định và uy tín nhất hiện nay. Tôi đã có một kênh YouTube thành công nhưng tôi muốn thử nghiệm với TikTok. Nhờ vậy, tôi có thể kiếm tiền từ cả hai nền tảng. Tôi tạo các video TikTok nhưng cũng xuất bản và đăng trên kênh YouTube của mình.
Nếu TikTok phù hợp với tôi, điều đó thật tuyệt. Nhưng nếu không, tôi cũng đã tạo ra được nhiều nội dung mới, có thể kiếm tiền trên kênh YouTube. Chia sẻ nội dung ở nhiều nơi giúp giảm rủi ro khi dùng thử một nền tảng mới. Vì ngay cả khi nền tảng mới không phù hợp. Bạn vẫn sẽ nhận được giá trị từ nội dung đã tạo ở đó. Cụ thể, bạn có thể đăng chéo nó lên một nền tảng ổn định hơn, dễ kiếm tiền hơn. Hầu hết các nền tảng đều thoải mái khi Creators của họ kiếm tiền trên 1 nền tảng khác.
Thực tế khắc nghiệt: nền kinh tế sáng tạo là một nền kinh tế còn non trẻ. Giống như bất kỳ nền kinh tế mới nào, nó luôn biến động. Tuy nhiên, nếu bạn đang tạo ra nội dung có giá trị, bạn sẽ tìm thấy cách kiếm tiền từ nội dung đó. Ngay cả khi, bạn sẽ phải xáo trộn nội dung giữa nhiều nền tảng khác nhau trước khi tìm thấy nội dung phù hợp.
Tạm kết
Nền kinh tế sáng tạo mở ra khả năng to lớn cho những Content Creators. Nhưng nó cũng đi kèm với một số thực tế khắc nghiệt. Các nền tảng đã được sử dụng miễn phí trong thời gian quá dài. Khi mà các Creators không được trả công cho những nội dung họ tạo ra. Bên cạnh đó, giữa những Creators cũng có thể bất đồng quan điểm và đối chọi với nhau. Cuối cùng, ngay cả khi bạn thành công trong nền kinh tế mới này. Thu nhập của bạn có thể biến động và không thể lường trước được.
Tuy nhiên, đó có phải là lý do để bạn chọn cách không trở thành một Creator? Không bao giờ! Các Creators nên biết những thực tế khắc nghiệt này. Nhưng không điều gì là lý do khiến bạn phải quay lưng với công việc tạo nội dung. Nếu là một Influencer, bạn có thể cần một làn da dày hoặc khả năng cười khi đến ngân hàng. Bạn cần dời khỏi những nền tảng không hỗ trợ trả phí cho Creators. Bạn cũng cần linh hoạt hoạt hơn để đối phó với sự biến động của các nền tảng mới.
Nhưng nếu bạn có thể đối mặt với thực tế khắc nghiệt này và cố gắng kiên trì để tiếp tục tạo ra nội dung yêu thích. Bây giờ là thời điểm tốt nhất để trở thành một Creator.
Tìm hiểu thêm: Những nội dung nào đang được các Creators khai thác nhiều nhất hiện nay?
Nguồn: Better Marketing | bởi: Leo Phạm