Mô hình 5C là gì?
Mô hình 5C được biết đến là một phiên bản phát triển tối ưu hơn của mô hình 3C, sáng lập bởi nhà chiến lược Marketing Ohmae Kenichi. Hoạch định 5C cho doanh nghiệp là một cách để bạn nghiên cứu và phân tích chính xác các nội dung quan trọng nhằm phục vụ cho hoạt động Marketing.

Mô hình 5C trong marketing là phiên bản phát triển tối ưu hơn so với mô hình 3C
Các thành tố trong mô hình 5C
5C’s Models được hợp thành bởi 5 thành tố được tóm gọn lại trong 5 chữ cái có sự bắt đầu bằng chữ “C”. Cụ thể:
- Công ty (C – Company): Cá tính thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường? Văn hóa thương hiệu là gì? Doanh nghiệp có những mục tiêu nào? Đâu là điểm mạnh của bạn so với các đối thủ cạnh tranh? Điểm yếu trên thị trường của công ty là gì?
- Khách hàng (C – Customers): Khách hàng của công ty là ai? Họ có đặc điểm tiêu dùng như thế nào? Quy mô của tệp khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến? Khách hàng sẽ thay đổi hành vi tiêu dùng vì lý do gì? Họ mong chờ gì ở sản phẩm mà bạn cung ứng?
- Đối thủ cạnh tranh (C – Competitors): Đâu là những đối thủ cạnh tranh của bạn? Những doanh nghiệp nào có khả năng trở thành đối thủ trên thị trường? Mức độ cạnh tranh là gián tiếp hay trực tiếp? Thị phần của đối thủ là những ai? Họ có những yếu tố nào tốt hơn/ yếu hơn so với doanh nghiệp của bạn?
- Đối tác (C – Collaborators): Đối tác của bạn là ai? Mối quan hệ của bạn với đối tác như thế nào? Ngoài doanh nghiệp của mình, họ còn hoạt động với những doanh nghiệp nào khác? Những doanh nghiệp đó có trong danh sách cạnh tranh hay không? Làm thế nào để đạt được sự hài hòa khi làm việc với đối tác?
- Môi trường kinh doanh (C – Climate): Môi trường vi mô, vĩ mô tác động như thế nào đến doanh nghiệp của bạn? Bạn có thể can thiệp thay đổi vào những yếu tố nào? Dự đoán các yếu tố có thể tồn tại trong tương lai?
Tại sao cần xây dựng mô hình 5C?

Mô hình 5C được các doanh nghiệp mới startup sử dụng rất nhiều
Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đang trong quá trình khởi nghiệp, mô hình 5C là một trong những hoạch định cần phải có. Với 5 yếu tố quan trọng, doanh nghiệp sẽ nhận biết được những điểm yếu, thử thách, cũng như những điểm mạnh, cơ hội. Từ đó, hoạch định kế hoạch Marketing tốt hơn và tăng được mục tiêu kinh doanh đã đề ra trước đó.
Bên cạnh đó, mô hình này được đánh giá là ưu việt hơn so với mô hình 3C khi bổ sung thêm hai yếu tố là Đối tác và Môi trường kinh doanh. Giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn về bức tranh kinh doanh toàn cảnh. Từ đó, chủ doanh nghiệp và Marketer có thể nảy ra những kế hoạch tuyệt vời dựa trên những thành tố liên quan và hạn chế rủi ro.