6. Tương tác với khán giả của bạn thông qua Comments
Nếu chỉ đăng Video lên mà không làm gì khác thì thật sự quá lãng phí. YouTube là một phương tiện truyền thông xã hội cho phép các Doanh nghiệp tương tác với khách hàng của họ. Vì vậy, việc đăng video là cơ hội để bán hàng, trả lời câu hỏi hoặc cung cấp dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.
Trước đó, chúng tôi đã nói về CTAs trong Video của bạn về việc yêu cầu người xem thích hay đăng ký kênh. Tuy nhiên, còn một điều nữa là yêu cầu người xem nhận xét về Video của bạn.
Thuật toán của YouTube quảng bá kênh dựa trên các khía cạnh như tỷ lệ Click chuột và thời gian xem. Vì vậy, điều quan trọng là phải tạo nội dung hấp dẫn. Bên cạnh đó, nó cũng xếp hạng Video dựa trên lượt thích, không thích, chia sẻ và nhận xét.
Nếu bạn chỉ đọc Comments và trả lời cho qua, thì bạn đang phạm sai lầm đấy! Thuật toán có thể phân biệt liệu bạn chỉ đang trả lời cho có hay bạn đang thật sự tương tác với người xem. Vì vậy, hãy tương tác với họ thật sự, thay vì chỉ nói “Cảm ơn bạn đã nhận xét!” với mọi bình luận.
Một kỹ thuật có thể giúp bạn tạo ra nhiều lượt tương tác hơn, đó là ghim một câu hỏi ở đầu phần bình luận và yêu cầu người xem trả lời.
7. Xây dựng Thương hiệu của bạn với bố cục kênh
Thật tuyệt nếu như bạn tạo ra được một nội dung xuất sắc. Tuy nhiên, liệu bố cục kênh có tương thích với nội dung của bạn không? Nếu muốn phát triển Doanh nghiệp và Thương hiệu của mình thông qua YouTube, thì bạn cần có bố cục chuyên nghiệp, hấp dẫn và phù hợp với Thương hiệu của mình.
Tạo dựng Thương hiệu cho một kênh trên Youtube giúp các Khách hàng tiềm năng nhận định nội dung của kênh. Hình ảnh kênh phải phù hợp với giao diện của Thương hiệu được hiển thị trên Website hoặc Blog của bạn. Ngoài ra, việc thêm liên kết đến Website của công ty và các trang mạng xã hội trong biểu ngữ là cần thiết. Bên cạnh đó, hãy thêm danh sách phát tùy chỉnh và đặt Video giới thiệu (Channel Trailer) vào kênh.
Neil Patel là người rất ủng hộ việc sử dụng bố cục kênh để xây dựng Thương hiệu. Hãy nhìn cách anh ấy kết nối Thương hiệu với bố cục trên Kênh YouTube của mình. Bên cạnh đó, bố cục của kênh cũng hiển thị tên công ty, ảnh chân dung của anh ấy và ngày xuất bản Video mới.
Ngoài ra, biểu tượng, thông điệp nhận dạng và Thương hiệu đều khớp với nội dung bạn tìm thấy trên Website của anh ấy.
8. Tạo ra nội dung mới bằng việc “tái chế” nội dung cũ
Các Doanh nghiệp nên ngừng việc nghĩ ra những ý tưởng vô nghĩa. Thay vào đó, hãy tập trung vào phần nội dung cho các ý tưởng khả thi hơn. Không phải Video nào cũng cần có những ý tưởng mới, chưa ai làm. Một vài Video hay nhất trên YouTube đến từ nội dung được sắp xếp lại.
Nhưng điều đó không có nghĩa là bê y nguyên nội dung từ các Video cũ (mặc dù cũng có thể!). Tốt hơn hết là bạn nên sử dụng những thứ như Webinars ( hội thảo), Podcasts, Blogs, Case Studies, và cả Powerpoint. Sau đó, chuyển đổi chúng thành nội dung trong Video.
Ví dụ: Nếu công ty của bạn tổ chức hội thảo trên Website với hàng nghìn người tham dự. Hãy tạo một số nội dung từ cuộc hội thảo đó. Biến nó thành một Video hướng dẫn thú vị và có giá trị đối với người xem.
Ngoài ra, bạn có Blog cũ nào dùng để nói về một trong những sản phẩm bán chạy nhất của bạn không? Hãy dùng nội dung của blog đó để viết kịch bản cho Video mới của bạn, hoặc lồng ghép nó vào bản thuyết trình.
9. Quảng cáo nội bộ và bên ngoài
Điều tuyệt vời nhất của các phương tiện truyền thông xã hội (Social Media) là yếu tố thúc đẩy quảng cáo chéo giữa các nền tảng. Và một trong những cách dễ nhất để phát triển Doanh nghiệp của bạn là sử dụng các nền tảng như Facebook, Pinterest, Instagram, Twitter và LinkedIn, để quảng bá nội dung mới.
Tuy nhiên, quảng cáo đó nên mở rộng ra bằng một liên kết đơn giản hoặc đăng trên một trang nào đó. Hãy sử dụng các kênh khác để giới thiệu các Video mới và dẫn đường liên kết vào kênh YouTube của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể hợp tác với những Influencers nhằm tận dụng các khía cạnh truyền thông xã hội của YouTube để phát triển Doanh nghiệp của mình. Đó là một cách tốt với sự trợ giúp từ bên ngoài trong việc sáng tạo nội dung. Chỉ cần kiểm tra kỹ càng những Influencers mà bạn định hợp tác.
Các Doanh nghiệp cũng có thể quảng bá sản phẩm thông qua Quảng cáo trên YouTube. Họ cung cấp 6 loại quảng cáo tùy thuộc vào lượng người xem. Hãy thuê một Freelancer nếu Doanh nghiệp của bạn không có ai đủ hiểu biết về quảng cáo trên Youtube để tối đa hóa hiệu suất.
10. Tạo dựng bộ mặt Thương hiệu của bạn
Mẹo cuối cùng này là một giải pháp phù hợp với các Thương hiệu theo nhiều cách khác nhau.
Mục tiêu của nhiều Doanh nghiệp nhỏ là tạo ra sự chú ý đặc biệt cho Khách hàng của họ. Trong việc này, YouTube có thể giúp họ thực hiện điều này. Cụ thể là thông qua việc tạo ra bộ mặt cho Thương hiệu. Bạn có thể sử dụng nội dung để tạo sự tương tác ở mức độ cá nhân đến khán giả. Sau đó kết nối nội dung với nền tảng có sẵn.
Nói với họ về mục tiêu, dự án sắp tới hoặc cách tiếp cận cộng đồng của bạn. Điều này khiến họ xem Doanh nghiệp của bạn không chỉ là một Doanh nghiệp.
Điều này không nhất thiết phải có trên mọi Video, nhưng hãy cố gắng tiếp cận khán giả của bạn ở cấp độ cá nhân trong một số Video. Ngay cả một bức ảnh tĩnh với âm thanh trong phần Background cũng có thể làm nên điều gì đó.
Trên thực tế, rất nhiều chủ công ty ngại khi đứng trước Camera. Thương hiệu và kênh Youtube của họ cũng không phù hợp với phương pháp nói chuyện trước Camera. Nhưng không sao! Hãy sử dụng các Video chứng thực của Khách hàng (Customers Testimonial Videos) mà chúng tôi đã thảo luận trong mẹo đầu tiên.
Các Doanh nghiệp được hưởng lợi bằng cách tạo ra bộ mặt Thương hiệu của họ. Ví dụ như cách các nhân vật hoạt hình được sử dụng bởi một số Thương hiệu. Vì vậy hãy sử dụng YouTube để bắt đầu dự án của bạn.
Kết luận
Video Marketing đang phát triển với tốc độ chưa từng có và được công nhận có thể thu hút khán giả hiệu quả. Phương pháp Marketing này có khả năng giáo dục, mang lại sự gần gũi, thể hiện cá tính và thúc đẩy tương tác.YouTube kết hợp các điểm mạnh đó của Video với sức mạnh của truyền thông xã hội. Đây là một diễn đàn nơi các Doanh nghiệp có thể tạo ra cá tính riêng và hữu ích hơn.
Nếu bạn không sử dụng YouTube để thu hút Khách hàng, bạn đang bỏ lỡ một cơ hội kinh doanh để đời. Hãy tạo một đội ngũ, lập kế hoạch, áp dụng các mẹo của chúng tôi và gặt hái những lợi ích khi sử dụng YouTube để phát triển Doanh nghiệp của bạn.
Tìm hiểu thêm: Đâu là những xu hướng Digital Marketing cho năm 2022
Nguồn: Justcreative | bởi: Leo Phạm