Metaverse là gì? Một thế giới ảo tập hợp những con người hứng thú với tiền điện tử. Ngoài ra là những người mê máy tính, dành hàng giờ trong góc phòng và nhìn chằm chằm vào màn hình. Mọi chuyện không chỉ dừng ở đó và đây cũng không chỉ là một xu hướng nhất thời.
Quảng cáo “Web 3.0” đang hiện diện ở đây và tồn tại trên cái gọi là “Metaverse”. Dưới đây là cách các thương hiệu có thể dẫn đầu và chiến thắng trong thời đại mới này.
Tóm tắt nhanh: Metaverse là gì?
Metaverse là thế giới ảo, nơi người dùng tương tác với nhau và với môi trường xung quanh họ. Họ hiện diện trong thế giới này thông qua ảnh đại diện (Avatars) và có thể đắm mình vào đó nhờ Thực tế ảo (VR).
Thuật ngữ này không phải là mới. Nó đã được nêu trong cuốn sách khoa học viễn tưởng của Neal Stephenson, vào năm 1992. Điểm mới là thực tế bắt kịp quá nhanh với điều chỉ được xem như khoa học viễn tưởng. Chẳng hạn như cuộc gặp của “Ready Player One” và “The Matrix”. Chúng đã gặp nhau khi tác giả viết ra điều này.
Một số nền tảng Metaverse phổ biến gồm Decentraland, CryptoVoxels và Upland. Các trò chơi như Fortnite và Minecraft cũng chỉ là những điểm đến trong vũ trụ ảo Metaverse. Nơi đây gắn tất cả các không gian lại với nhau trong một chỉ mục khổng lồ (giant index), cho phép người dùng có thể đi lại tự do.
Để hiểu Metaverse, trước tiên bạn cần hiểu Blockchain. Blockchain là một “sổ cái” vĩnh viễn, ghi lại mọi giao dịch và chứng minh quyền sở hữu tài sản trên nền tảng số. Ví dụ, ta vẽ một vòng tròn lớn, rộng và đó là công nghệ Blockchain. Bên trong vòng tròn đó chứa đựng những vòng tròn khác, nhỏ hơn như Bitcoin và Ethereum. Trong vòng kết nối đó, ta có những token độc nhất (Non-Fungible Tokens – NFT) được giao dịch bằng tiền điện tử.
Metaverse là một cái hộp bao trọn toàn bộ những vòng kết nối và các công nghệ đó.
Vì vậy, người dùng trong Metaverse có thể sử dụng tiền điện tử. Họ có thể mua và bán các mặt hàng như quần áo và đồ sưu tầm. Họ có thể giao dịch bằng NFT, loại tài sản được mã hóa trên nền tảng số. Điều này tạo ra một nền kinh tế trong hệ sinh thái ảo này. Nơi đây, tiền cũng được dùng để chi trả cho hàng hóa và dịch vụ số.
Vào năm 2019, người chơi Roblox, tựa game nổi tiếng trên Metaverse, đã kiếm được 110 triệu đô từ hoạt động này. Bạn thậm chí có thể vận hành một doanh nghiệp ngay trên Metaverse. Hãy đeo tai nghe VR vào và bạn có thể trải nghiệm hoàn toàn những điều trên. Sẽ phải mất một khoảng thời gian để trang bị những thiết bị này quanh đầu bạn đấy!
Bạn có thể nghĩ rằng điều này chỉ phù hợp cho những kẻ mọt sách thích ẩn mình sau danh tính ảo và trốn tránh thực tế. Dù vậy, tiềm năng cho các thương hiệu lớn hơn bạn nghĩ rất nhiều.
Xem thêm: Tiềm năm của Metaverse đối với doanh nghiệp trong tương lai ra sao?
Ba cách mà thương hiệu có thể tận dụng Metaverse
Metaverse là một không gian với nguồn tài nguyên vô tận cho người dùng. Họ có thể:
- Đi chơi và kết nối.
- Giao dịch các vật thể hay tác phẩm nghệ thuật trên nền tảng số với bạn bè
- Tham dự các phòng trưng bày nghệ thuật và các sự kiện ảo khác.
- Tương tác với tác phẩm nghệ thuật và trải nghiệm đa giác quan. Ví dụ: di chuyển một bức tranh ảo để tạo âm nhạc.
- Tổ chức các cuộc triển lãm của riêng họ để gây quỹ hoặc bán các mặt hàng.
- Tạo không gian thực, hình đại diện và trò chơi của riêng họ và kiếm tiền từ chúng
- Mở ra những trải nghiệm độc đáo bằng cách mặc lên mình một món đồ cụ thể.
- Tổ chức một bữa tiệc trong ngôi nhà ảo và mời bạn bè đến dự.
- Sử dụng một danh tính ảo trên nhiều hệ sinh thái ảo.
Thương hiệu có thể tương tác với người tiêu dùng trong một không gian tuyệt vời như vậy. Trong một thế giới Metaverse trực quan, nơi người tham gia sẽ nhập vai, các cơ hội mở ra sẽ rất đáng mong đợi.
Cách 1: Chia sẻ nội dung với người tiêu dùng thế hệ Z
Các thương hiệu có thể quảng cáo sản phẩm và dịch vụ của họ bên trong Metaverse. Họ cũng có thể nâng cao nhận thức giữa các bộ phận dân số trẻ hơn. Họ có thể tạo ra, mang linh vật của mình đi khắp Metaverse và tương tác với người dùng. Doanh nghiệp có thể tổ chức trò chơi về thương hiệu hay thiết kế một kiểu trang phục để người dùng mặc trong không gian ảo.
Các công cụ sáng tạo trên Metaverse không yêu cầu kỹ năng chuyên môn về công nghệ. Do đó, việc sản xuất nội dung trên Metaverse sẽ trở nên cực kỳ dễ dàng.
De Witte, Giám đốc điều hành của một nền tảng game, cho rằng: “Tạo trải nghiệm cho Metaverse cuối cùng cũng giống như tạo video YouTube.” Metaverse có thể trở thành YouTube thế hệ tiếp theo dành cho các thương hiệu.
Tìm hiểu thêm: Cách thức tạo ra nội dung trên Metaverse như thế nào?
Cách 2: Thu hút và trao thưởng cho người tiêu dùng hiện tại
Metaverse cũng giúp thương hiệu gia tăng số lượng khách hàng trung thành. Hiệu quả của chiến lược thẻ khách hàng thân thiết trong thế giới đã mất đi. Người tiêu dùng ngày nay không còn muốn tích điểm trên một chiếc thẻ nhựa.
Tại sao không thưởng cho những người dùng phù hợp những tiện ích như:
- Quyền truy cập VIP vào các sự kiện thương hiệu (như buổi hòa nhạc Travis Scott Fortnite với 12 triệu người tham dự).
- Quyền truy cập sớm với một số hàng hóa vật lý trên nền tảng số hoặc.
- Quà tặng dưới dạng sản phẩm số
Như Jon Vlassopulos, Phó chủ tịch tại Roblox, nói: “Chúng ta sẽ ngày càng chứng kiến nhiều hơn những tính năng của Metaverse. Họ sẽ tổ chức các sự kiện ảo nhập vai hoành tráng. Họ sẽ tiên phong cho một loại hình thức giải trí trực tiếp hoàn toàn mới. Nơi người dùng có thể tham gia và trải nghiệm”
Giới hạn duy nhất ở thời điểm này chỉ đơn giản là sự sáng tạo.
Xem thêm: Những phần quà phổ biến được các doanh nghiệp gửi đến khách hàng của họ.
Cách 3: Kiếm tiền từ tài sản trên nền tảng số
Các thương hiệu có thể chỉ cần bán các vật phẩm ảo trên Metaverse ở dạng NFT. Các thương hiệu tiêu dùng lớn như Taco Bells, Gucci hay Coca-Cola đã thử nghiệm thị trường này.
Coca cola đã tung ra một hộp chiến lợi phẩm được đóng gói với 4 NFT, bao gồm một “Áo khoác bong bóng Coca-Cola có thể đeo được”. Chủ sở hữu có thể bán lại chiếc áo sao đó để kiếm lời. Họ cũng có thể mặc ở Decentraland để gia tăng địa vị xã hội.
Hơn hết, người chiến thắng trò quay thưởng (Loot box) sẽ nhận được những vật phẩm bất ngờ từ công ty. Cùng một tủ lạnh Coca Cola Retro đầy ắp đồ để thưởng thức cùng bạn bè và gia đình. Điều này sẽ trở thành một ví dụ điển hình về cách các thương hiệu có thể kết nối thế giới thực và ảo để làm hài lòng người tiêu dùng theo những cách độc đáo.
Tìm hiểu thêm: Các phương pháp kiếm tiền trên Metaverse hiệu quả nhất.
Lời kết
Sự kết hợp của Blockchain, tiền điện tử và thực tế ảo đang tạo ra nền kinh tế số hoàn toàn mới. Cá nhân và thương hiệu sẽ cùng tạo ra nội dung cũng như những trải nghiệm trong Metaverse. Tiếp đến là có được một nguồn doanh thu đáng kể từ chúng. Tuy nhiên, ai sẽ là người tiên phong cho xu hướng Metaverse thương hiệu? Mark Zuckerberg gần đây đã tuyên bố Facebook sẽ phát triển thành một “công ty Metaverse”. CEO Coca cola cho biết các thương hiệu cao cấp như Gucci đang tham gia vào thị trường này.
Metaverse là một mạng lưới cộng đồng, kênh phân phối và nền tảng Marketing mang lại nhiều giá trị cho người tiêu dùng hơn bao giờ hết. Đây là nơi hoàn hảo để thu hút những người trẻ am hiểu công nghệ và bán hàng trên nền tảng số. Nơi đây cũng giúp các công ty trở nên nổi bật như một thương hiệu có tư duy đổi mới.
Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng chỉ có 9% Gen Z muốn ở lại trên mạng xã hội. Họ mệt mỏi với các nền tảng đã trở nên bão hòa. Họ muốn có những tương tác chất lượng và trải nghiệm được sắp xếp. Metaverse rất có thể là xu thế truyền thông xã hội tiếp theo! Hãy bắt kịp xu hướng này!
Nguồn: Better Marketing | bởi: Leo Phạm