Sự hoài niệm (Nostalgia) có một sức mạnh rất lớn!
Trong một thế giới đang phát triển với tốc độ chóng mặt, đắm chìm trong những hoài niệm giống như quấn mình trong một chiếc chăn êm vào “những ngày xưa cũ”. Đó là thời điểm mọi thứ rất giản đơn. Cái thời mà bạn chưa phải lo lắng về những bức ảnh Instagram đáng xấu hổ của bản thân.
Nghiên cứu cho thấy, những hoài niệm khiến chúng ta cảm thấy cuộc sống thật ý nghĩa khi già đi. Chiếc máy Game trên giá sách hay những bộ sưu tập đĩa nhựa đưa bạn về những năm tháng trẻ thơ, vui tươi của bản thân. Giờ đây, các công ty bắt đầu nhận ra giá trị của sự hoài cổ trong Quảng cáo. Nostalgia Marketing có thể thuyết phục Khách hàng mua sản phẩm của bạn một cách hiệu quả.
Cũng theo nghiên cứu, sự hoài niệm truyền cảm hứng mua sắm cho người tiêu dùng. Nguyên nhân là vì nó mang lại những kỷ niệm hạnh phúc xưa cũ, và cả sự thoải mái. Do đó, các Chiến dịch Nostalgia Marketing ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Các Thương hiệu đã bắt đầu nhận ra những giá trị của việc kết nối với Khách hàng, ở một mức độ sâu sắc hơn và cảm xúc hơn.
Tin tốt là gì? Bạn không cần phải là một doanh nghiệp lâu đời để tận dụng sức mạnh của Nostalgia Marketing. Bất kỳ công ty nào cũng có thể kết nối với những ý tưởng xưa cũ, cũng như những khái niệm được yêu thích. Chỉ cần có một kế hoạch chỉn chu, ngay cả những công ty hiện đại cũng có thể tham gia cuộc “Cách mạng” hoài cổ và triển khai Chiến lược Nostalgia Marketing hiệu quả.
Nostalgia Marketing là gì và tại sao nó hiệu quả?
Cho dù đó là cơn sốt Pokémon, vòng cổ Choker hay đĩa hát Vinyl. Các Xu hướng nổi lên trong vài năm qua đã làm nổi bật giá trị của Nostalgia Marketing.
Cho dù bạn là một thiếu niên mơ mộng về những bộ phim hoạt hình thời trẻ hay một CEO ở độ tuổi trung niên thường hoài niệm về những ngày xưa cũ, thì Nostalgia Marketing luôn sở hữu một điều gì đó đặc biệt để đem đến cho bạn. Đó là điều khiến Chiến lược Tiếp thị này trở nên hiệu quả.
Khi già đi, tất cả chúng ta đều có cho mình những ký ức đẹp đẽ về những ngày còn trẻ. Từ những món ăn đến trò chơi, và cả những bài hát chúng ta đã nghe thuở nhỏ. Những trải nghiệm trong quá khứ đã hình thành nhân cách và bản sắc của chúng ta trong hiện tại.
Thế nào là Nostalgia Marketing?
Để hiểu về Định nghĩa Nostalgia Marketing, tốt nhất là xem nó như một hình thức Quảng cáo nhằm khơi gợi cảm xúc từ quá khứ bên trong Khách hàng. Chúng ta đã biết Chiến lược Marketing đánh vào cảm xúc có một sức mạnh rất lớn. Chúng có thể thuyết phục Khách hàng hành động và ủng hộ cho Thương hiệu yêu thích.
Việc khai thác những ký ức mạnh mẽ có lẽ là một trong những cách khơi gợi cảm xúc hiệu quả nhất. Đặc biệt, nếu bạn đang nhắm mục tiêu đến đối tượng Millenials (1981-1996).
Sự hoài niệm mang lại điều gì?
Theo nghiên cứu, sự hoài niệm giúp xóa tan sự buồn chán, cô đơn và lo lắng. Nó khiến chúng ta trở nên khoan dung và rộng lượng hơn với mọi người. Trên thực tế, hoài niệm, theo đúng nghĩa đen, có thể khiến chúng ta cảm thấy ấm áp hơn trong một ngày lạnh giá.
Một số nghiên cứu thậm chí còn cho rằng hoài niệm được áp dụng như một cách để đối phó với những biến đổi khó khăn trong cuộc sống, cũng như nhằm giải tỏa căng thẳng. Nói cách khác, Nostalgia Marketing không chỉ là một Chiến lược để bán hàng. Chúng thậm chí còn là một hiện tượng tâm lý.
Trong thị trường cạnh tranh cao ngày nay, sự hoài niệm trong Quảng cáo cho phép cả Thương hiệu mới và cũ kết nối với Khách hàng ở một mức độ cảm xúc mạnh mẽ hơn. Hiện tại, một số công ty hàng đầu trên thế giới đã cho chúng ta thấy Chiến lược này hiệu quả đến mức nào. Từ Thương hiệu thời trang mang tính biểu tượng như Vivienne Westwood, đến các nhà hàng thức ăn nhanh nổi tiếng, dường như luôn có chỗ cho sự hoài cổ.
Các Thương hiệu như Nike và Pepsi vẫn đang sử dụng thiết kế và logo đã cũ. Cụ thể dưới dạng các sản phẩm theo phong cách “cổ điển”. Các chương trình, bộ phim cũng đang khai thác Chiến lược thiết kế xưa cũ nhằm khơi dậy sự hoài cổ của người xem.
Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào bạn có thể tạo Chiến dịch Nostalgia Marketing của riêng mình?
Các Chiến dịch Nostalgia Marketing nổi bật gần đây
Khi tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “Nostalgia Marketing là gì?”, rất nhiều công ty mong đợi một sự xác nhận rằng hình thức này chỉ thành công với các Thương hiệu có tiếng trong ngành. Tuy nhiên, sự thật là bạn không cần bất kỳ kiến thức nền tảng nào về thị trường để hiểu định nghĩa của Nostalgia Marketing.
Một ví dụ tuyệt vời, về cách các khái niệm mới khai thác từ những ý tưởng cũ, là “Stranger Things”. Chương trình khoa học viễn tưởng này được phát hành bởi Netflix. Họ có cung cấp các tài liệu tham khảo, âm nhạc và hình ảnh thể hiện sự tôn trọng đối với một số bộ phim kinh dị nổi tiếng như E.T., X-Files, v.v. Tuy nhiên, đây không phải một bản làm lại (Remake) hay phần tiếp theo. Mà là một phiên bản hoàn toàn khác, kết hợp yếu tố hoài niệm. Cùng với đó là những ý tưởng, tình huống khó xử và nhân vật mới.
Hãy cùng tham khảo những ý tưởng từ Stranger Things, cũng như từ các Thương hiệu đã áp dụng Nostalgia Marketing rất hiệu quả trước đây. Ngay cả những Startup có tư duy mới mẻ cũng có thể tận dụng sức mạnh của hình thức tiếp thị này.
Dưới đây là một vài ví dụ đáng kinh ngạc về Nostalgia Marketing. Chúng có thể truyền cảm hứng cho Chiến dịch sắp tới của bạn đấy!
1. Coca-Cola
Coca-Cola từ lâu đã thể hiện họ là một Thương hiệu yêu thích sự hoài cổ. Mỗi năm, họ mang đến cho chúng ta những ký ức đẹp từ họ. Ví dụ như hình ảnh về kỳ Giáng sinh những năm 1930. Vào năm 2014, Coca-Cola quyết định ngừng sản xuất đồ uống vị chanh “Surge”. Sau đó, 3 người hâm mộ đã cùng nhau tạo ra một bản kiến nghị. Họ yêu cầu Thương hiệu này phải tiếp tục cung cấp loại đồ uống này cho các cửa hàng.
Không ngạc nhiên khi Coca-Cola rất vui khi thu hút được Khách hàng của họ. Các lon Surge được mang trở lại Mỹ với một số lượng hạn chế và được bán độc quyền trên Amazon. Một thời gian ngắn sau đó, Khách hàng đã có thể tìm thấy Surge ở khắp các cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc. Sự hồi sinh của Surge đã thành công mỹ mãn. Coca-Cola không áp dụng Nostalgia Marketing theo kiểu ý tưởng cũ hướng đến Khách hàng mới. Thay vào đó, họ chỉ đơn giản đáp ứng các yêu cầu của Khách hàng. Mục đích nhằm tạo sự thiện chí và lòng trung thành của người hâm mộ.
2. Spotify
Vào 2016, dịch vụ phát nhạc trực tuyến, Spotify, mang đến cho thị trường một phát ngôn viên mới.
Cụ thể ở đây là 2 nhân vật Falkor và Atreyu từ bộ phim ăn khách “The NeverEnding Story”. Nhằm khiến Chiến dịch Nostalgia Marketing thêm phần ấn tượng, công ty đã mời hẳn các diễn viên ban đầu để diễn lại vai của họ.
Hiệu ứng Video này mang lại vô cùng tích cực và nó thu hút rất nhiều Khán giả thuộc thế hệ Millennial. Bằng cách sử dụng nhạc nền của bộ phim trong Quảng cáo, Spotify có thể kết hợp trọng tâm của họ vào âm nhạc. Với chủ đề hoài cổ, họ đã thành công trong việc truyền cảm hứng và sự thích thú đến Khách hàng của mình.
3. Adobe
Sau khi Netflix phát hành chương trình truyền hình “Bob Ross” theo phong cách cổ điển trong danh mục sản phẩm “The Joy of Painting” của họ. Người nghệ sĩ nổi tiếng vào thập niên 80 đã trở lại mạnh mẽ trong năm 2016. Chỉ trong vài tuần, Bob Ross đã có cho mình một chiếc “Meme”, và là chủ đề thịnh hành trên Instagram.
Adobe đã chú ý đến và quyết định áp dụng Xu hướng này trong Chiến lược Nostalgia Marketing của họ. Cụ thể, họ tạo ra một loạt video hướng dẫn để Quảng cáo ứng dụng “Adobe Photoshop Sketch” dành cho iPad Pro.
Chiến dịch đã diễn tiến vô cùng suôn sẻ. Adobe không chỉ tối ưu những điểm mạnh của sự hoài cổ trong Quảng cáo, mà còn tận dụng được các Xu hướng của thời đại. Công ty thậm chí đã làm việc cùng với Bob Ross Inc để đảm bảo mọi chi tiết trong loạt phim “Joy of Sketching” là chính xác.
4. Apple
Có thể xem Apple là công ty công nghệ được yêu thích nhất trên thế giới. Có được điều này, một phần nhờ vào các kế hoạch Marketing đáng kinh ngạc của họ. Thương hiệu này được biết đến với việc sử dụng một số nhân vật nổi tiếng nhất trên thế giới trong Quảng cáo của họ. Tuy nhiên, Chiến lược Quảng cáo của họ cho Iphone 6 vào năm 2016 đã được nâng cấp lên một tầm cao mới. Trọng tâm của Chiến dịch đó chính là Nostalgia Marketing
Apple đã nhờ đến “Cookie Monster” nhằm hướng đến khía cạnh hoài cổ của Khách hàng. Họ đồng thời cũng thể hiện tính cách thú vị và dễ tiếp cận của Thương hiệu. Thông qua Nostalgia Marketing, Apple mong muốn nói Khách hàng rằng họ không hề có một giới hạn nào cả, Ngay cả khi trọng tâm chính của họ vẫn là đổi mới công nghệ.
Với mục đích thu hút Khách hàng, công ty đứng sau Quảng cáo của Thương hiệu cũng đã phát hành một loạt các “Bloopers” vui nhộn. Chúng được thiết kế nhằm mang lại cảm giác ấm áp cho Khách hàng khi xem nhân vật thời thơ ấu yêu thích của họ trên màn hình.
5. Pepsi
Không chịu thua đối thủ của mình là Coca-Cola. Pepsi cũng đã áp dụng Nostalgia Marketing nhằm thu hút Khách hàng và tăng cường kết nối cảm xúc.
Giống như Coca-Cola, Pepsi cũng “hồi sinh” một loại đồ uống đã ngừng sản xuất từ những năm 90, “Crystal Pepsi”. Đây là một phần trong Chương trình giới hạn của họ vào năm 2016. Nhằm thúc đẩy sự hồi sinh của Crystal Pepsi, họ đã triển khai một loạt các Chiến dịch Quảng cáo tuyệt vời dựa trên những Chiến lược hoài cổ hiện có.
Một trong những phần hấp dẫn nhất của Chiến dịch là trò chơi “Đường mòn Crystal Pepsi”. Lấy cảm hứng từ trò “Đường mòn Oregon” vào những năm 70, trò chơi của Pepsi được cập nhật thêm với những trò chơi ở thập niên 90 như Tamagotchis và Furbies.
Pepsi cũng đã tạo ra một loại đồ uống có tên là “Pepsi Throwback”. Đây là một loại đồ uống mới, nhưng sử dụng phần lớn công thức từ đồ uống đã có vào những năm 80. Trong đó, nguyên liệu chủ đạo là đường mía thay vì Xi-rô ngô có hàm lượng Fructose cao.
6. Nintendo
Ngành công nghiệp trò chơi điện tử có thể là một trong những lĩnh vực lớn nhất, được hưởng lợi từ sự phổ biến ngày càng tăng của Nostalgia Marketing. Thế hệ Millennials cho đến nay là những người phản ứng nhanh nhất với yếu tố hoài niệm trong Quảng cáo. Họ cũng là thế hệ lớn lên với những trò chơi sử dụng các bảng điều khiển do Nintendo, Sony và Sega sản xuất. Đây có thể là lý do tại sao Nintendo đã nhanh chóng nhảy vào ý tưởng Marketing Nostalgia. Họ đã tạo ra một phiên bản mini của NES hoàn chỉnh với 30 trò chơi.
Theo chủ tịch công ty, việc phát hành phiên bản NES thu nhỏ, nhằm mang đến cho Khách hàng cơ hội trải nghiệm lại những lý do họ đã yêu Nintendo ngay khi bắt đầu hành trình chơi game. Mô hình NES cổ điển có thể không phải là một sự trở lại hoàn hảo so với bản gốc. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy nhớ các trò chơi xưa cũ, và muốn thoát khỏi thị trường thay đổi liên tục hiện tại. Đó là một cách tuyệt vời để xoa dịu những nỗi niềm hoài cổ của bạn.
Điều gì tạo nên một Chiến lược Nostalgia Marketing hiệu quả?
Nostalgia Marketing là một khái niệm đơn giản. Chiến lược này sử dụng các khái niệm xưa cũ, quen thuộc. Mục đích nhằm mang lại cảm giác hạnh phúc và những kỷ niệm đẹp, phục vụ cho việc xây dựng niềm tin nơi Khán giả đối với Thương hiệu. Còn cách nào tốt hơn để thuyết phục Khách hàng, rằng bạn xứng đáng với thời gian họ bỏ ra, hơn là liên kết với một thứ mà họ đã yêu thích?
Với Nostalgia Marketing, mọi công ty, bất kể tuổi đời hay nền tảng. Họ đều có thể kết nối mục tiêu Thương hiệu của họ, với những ý tưởng cũ để gợi lên cảm giác an toàn, dễ chịu nhằm thu hút Khách hàng. Chiến thuật này đã xuất hiện được một vài năm. Nhưng gần đây, Nostalgia Marketing đã trỗi dậy đặc biệt mạnh mẽ. Thế hệ Millenials mong muốn tìm kiếm một nơi trú ẩn khỏi sự căng thẳng và hỗn loạn của thời đại kỹ thuật số.
Đúng là mọi công ty đều có thể tận dụng hoài niệm trong Quảng cáo để phát triển Thương hiệu. Nhưng cần lưu ý rằng nếu không có một số kế hoạch cẩn thận và chú ý đến từng chi tiết. Rất khó để tạo được đúng “cảm giác” cho Khách hàng.
Nếu các Chiến lược hoài cổ không phù hợp với giá trị và tính cách Thương hiệu. Bạn sẽ chỉ thuyết phục Khán giả rằng bạn sẵn sàng áp dụng bất kỳ Chiến lược nào để khiến họ mua hàng của bạn. Bất kể điều đó có phù hợp hay không.
Nếu bạn đang nghĩ đến việc sử dụng Nostalgia Marketing để thu hút nhiều Khách hàng hơn. Đây là một số điều bạn cần nghĩ đến trước tiên:
1. Biết nguồn cảm hứng của bạn
Bất kể chủ đề hay định hướng, những Chiến lược Marketing hiệu quả cần có một mục đích chính.
Bạn muốn tận dụng các ý tưởng cổ điển một cách hiệu quả vào Chiến dịch mới của mình? Trước tiên, bạn cần tự hỏi bản thân: “Nostalgia Marketing là gì? Tại sao nó lại giúp Thương hiệu của mình phát triển? Bằng cách nào bạn có thể tận dụng hiệu quả yếu tố hoài niệm cho Chiến dịch của mình? Bạn cần nghĩ đến những đặc điểm nào để đảm bảo có thể thu hút sự chú ý của Khán giả?”
Một số lý do chính thúc đẩy Thương hiệu sử dụng hoài niệm trong Quảng cáo bao gồm:
- Hồi sinh một sản phẩm/dịch vụ trong quá khứ.
- Kỷ niệm một cột mốc quan trọng, chẳng hạn như ngày kỷ niệm thành lập công ty.
- Mang đến cho Thương hiệu một hình ảnh mới mẻ trong lòng Khán giả. Ví dụ: Làm mới hoặc Đổi mới Thương hiệu (Brand Refresh, Rebrand).
- Làm nổi bật những thay đổi trong công ty. Chẳng hạn như hợp tác với đối tác mới, tập trung vào các mục tiêu Thương hiệu hoặc quyết định thay đổi tên hoặc biểu tượng (Logo) Thương hiệu.
Hãy đảm bảo trước khi bạn bắt đầu khám phá và áp dụng Nostalgia Marketing. Rằng mỗi Chiến dịch triển khai, luôn có lý do chính đáng đằng sau.
2. Ghi nhớ đối tượng và tính cách của bạn
Chìa khóa thành công cho mọi Chiến dịch Marketing là hiểu nhu cầu và sở thích của đối tượng.
Trước khi tiến hành một Chiến lược Nostalgia Marketing, bạn cần đảm bảo rằng ý tưởng hay hình ảnh bạn đang vẽ ra đều hướng đến những nhân khẩu phù hợp. Hãy nghĩ về độ tuổi của đối tượng mục tiêu và đảm bảo rằng bạn đã nghiên cứu chi tiết về sở thích của họ khi xây dựng kế hoạch.
Đồng thời, hãy đảm bảo Chiến thuật bạn chọn cần có sự kết hợp hoàn hảo giữa tính cách và giọng điệu Thương hiệu. Thích ứng với các ý tưởng Marketing cổ điển không có nghĩa là từ bỏ tính cách bạn đã tạo ra cho công ty. Bạn càng kiên định, thì càng thành công trong việc kết nối những kỷ niệm yêu thích của Khách hàng với Thương hiệu của bạn.
3. Kết nối yếu tố hoài niệm với mạng xã hội
Nếu hoài niệm là mồi câu cho Chiến dịch Marketing của bạn, thì mạng xã hội chính là cần câu.
Mạng xã hội là kênh lý tưởng để giới thiệu đến Khán giả Chiến lược mới nhất của bạn. Lý do vì hoài niệm là một trải nghiệm cảm xúc vốn có. Mọi người không chỉ muốn tận hưởng những bức ảnh hoặc âm thanh khiến họ hoàn niệm về ngày xưa cũ. Họ còn muốn chia sẻ những trải nghiệm đó với bạn bè và các thành viên trong gia đình.
Thương hiệu thường sử dụng các Hashtags như #FBF (Flashback Friday) hay #TBT (Throwback Thursday). Đây là cách phổ biến để thể hiện sự trân trọng với những kỷ niệm xưa khi muốn tạo dựng di sản Thương hiệu, và khơi dậy ký ức cũ trong lòng Khán giả.
Theo nghiên cứu, 71% người tiêu dùng có Xu hướng mua sản phẩm có thể hấp dẫn họ. Với Nostalgia Marketing, bạn có thể kết nối với Khán giả thông qua những cảm xúc gắn liền với những kỷ niệm sâu sắc nhất, đẹp nhất của họ.
Bằng cách đưa những trải nghiệm lên mạng xã hội, bạn sẽ gia tăng mức độ lan tỏa của Chiến dịch. Những cuộc trò chuyện về những kỷ niệm xưa cũ sẽ xuất hiện một cách vô cùng tự nhiên.
4. Khai thác yếu tố lịch sử Thương hiệu (Nếu có thể)
Nếu công ty của bạn đã tồn tại được một thời gian. Một cách tuyệt vời để gia tăng hiệu quả của Nostalgia Marketing là khai thác một số yếu tố lịch sử của Thương hiệu.
Ví dụ: Video của Sony từ năm 2013 về các game thủ nổi tiếng ở nhiều thế hệ là một ví dụ tuyệt vời về cách các Thương hiệu có thể kết hợp Hoài niệm với Định vị Thương hiệu (Brand Positioning).
Một Thương hiệu đã tồn tại được vài năm có thể xây dựng Chiến lược hoài niệm hoành tráng. Bằng cách nhắc nhở Khách hàng về những trải nghiệm tốt đẹp mà họ đã có trong quá khứ.
Ví dụ, trong ví dụ ở trên, Sony khơi gợi với Khán giả về những kỷ niệm đẹp mà họ đã có với nhau. Sau đó, Thương hiệu này thuyết phục rằng những kỷ niệm tuyệt vời hơn có thể được tạo ra trong tương lai. Ở đó, mọi người chỉ cần mua sản phẩm bảng điều khiển mới nhất của họ.
5. Chú ý đến từng chi tiết
Cuối cùng, khi nói đến Nostalgia Marketing, cần nhớ rằng toàn bộ Chiến dịch của bạn không nhất thiết phải gắn chặt vào quá khứ.
Trên thực tế, thông thường bạn nên kết hợp các khái niệm cổ điển với các ý tưởng mới để giúp Khách hàng có trải nghiệm hấp dẫn và thú vị hơn. Ví dụ, nhóm Stranger Things, đã tạo ra một “bộ tạo thông điệp dạng bóng đèn”. Mục đích nhằm kết hợp thế giới công nghệ hiện đại, với những khái niệm hoài cổ mà họ sử dụng trong chương trình.
Bạn hoàn toàn có thể kết hợp Chiến dịch hoài cổ với các yếu tố hiện đại. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng bạn đang chú ý đến các chi tiết quan trọng. Hãy nhớ rằng tính xác thực là chìa khóa cho Chiến lược Nostalgia Marketing. Chuỗi tiêu đề trong “Stranger Things” rất hấp dẫn vì nó có cùng âm nhạc và định dạng của những năm 80.
Tại sao mọi người lại “khao khát” những ký ức xưa cũ?
Cuối cùng, các Chiến dịch Nostalgia Marketing hiệu quả vì chúng cộng hưởng những kỷ niệm tích cực cũng như lý tưởng được yêu thích trong quá khứ.
Những Chiến lược này giúp Khách hàng hồi tưởng lại những khoảnh khắc tuyệt vời trước kia. Trong phút chốc, mọi thứ thật dễ chịu. Những căng thẳng về trách nhiệm hay sự hỗn loạn đang đeo bám chúng ta như đã tan biến.
Những trải nghiệm của chúng ta với một Thương hiệu càng tuyệt vời, chúng ta càng cởi mở hơn với các thông điệp của họ. Đồng thời, hoài niệm khiến chúng ta như cảm nhận được điều gì đó. Do đó, những sự thúc đẩy hành động từ phía Thương hiệu với chúng ta cũng hiệu quả hơn.
Chìa khóa thành công của Nostalgia Marketing
Khi các Thương hiệu sử dụng sự sáng tạo để tạo ra một “Vụ nổ từ quá khứ” đến người tiêu dùng. Công ty sẽ có thể chiếm được nhiều cảm tình từ phía Khách hàng tiềm năng của họ. Đó là điều cần thiết đối với một Chiến lược Marketing hiệu quả.
Sự gắn kết với Khách hàng
Ngày nay, chúng ta bị ảnh hưởng quá nhiều bởi công nghệ số. Với việc tận dụng những yếu tố hoài niệm, các Thương hiệu có thể đưa Khán giả về với những ký ức tươi đẹp trong quá khứ và mang lại cảm giác lạc quan cho họ. Điều đó mang lại cái hồn riêng cho Thương hiệu và tạo ra cảm giác gắn kết như khi ta nghĩ về quá khứ của mình.
Hoài niệm cũng là một công cụ hấp dẫn để gắn kết. Khi Khách hàng nhớ về những kỷ niệm cũ, họ có Xu hướng chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình. Ví dụ: Khi bạn nếm thử một món đã ăn lúc nhỏ, bạn không chỉ muốn thưởng thức một mình mà còn muốn chia sẻ trải nghiệm với những người có cùng kỷ niệm với bạn. Điều đó làm cho những Chiến dịch Nostalgia Marketing được mọi người chia sẻ một cách tự nhiên.
Hãy lắng nghe!
Giống như bất cứ điều gì khác trong thế giới của các Thương hiệu, dù sự hoài cổ trong Quảng cáo mang lại rất nhiều lợi ích cho các công ty, nó cũng tiềm tàng một số rủi ro. Nếu lao vào triển khai mà không suy nghĩ hay lập kế hoạch kỹ càng, bạn có thể hủy hoại Thương hiệu của mình thay vì phát triển nó.
Để triển khai Chiến dịch thành công, chìa khóa là phải tìm ra những khoảnh khắc quan trọng nhất trong cuộc sống của Khách hàng. Tiếp đến là sử dụng những kỷ niệm đó để thúc đẩy bản sắc của công ty bạn. Nostalgia Marketing hiệu quả nhất khi các công ty hiểu đối tượng Khách hàng của họ. Hãy lắng nghe và nắm bắt những gì mọi người khao khát nhất.
Tìm hiểu thêm: “Insights” của các thương hiệu lớn giúp bạn hiểu hơn về Marketing.
Nguồn: Fabrik Brands | bởi: Leo Phạm