Bước 3: Đánh giá, đo lường
Sau khi liệt kê các chỉ số bạn muốn tập trung vào, bây giờ bạn cần tìm các công cụ để nắm bắt các chỉ số này và sau đó bắt đầu việc đánh giá, đo lường chúng. Trong một số trường hợp, các kênh truyền thông xã hội sẽ cung cấp một số dạng phân tích. Tuy nhiên, nếu không có, bạn sẽ cần sử dụng các công cụ của bên thứ ba. Ngoài ra, bạn có thể tự xây dựng bằng cách sử dụng API.
Nếu bạn không chắc nên sử dụng công cụ nào cho kênh nào, hãy hỏi xung quanh hoặc thực hiện tìm kiếm nhanh trên Google và bạn sẽ tìm thấy rất nhiều tùy chọn.
Nhiều công cụ phân tích xã hội hoạt động theo thời gian thực. Vì vậy, nếu bạn có thể lập kế hoạch trước và thiết lập theo dõi trước khi Chiến dịch của bạn bắt đầu (và trước khi báo cáo của bạn đến hạn), thì việc truy cập dữ liệu bạn cần sau này sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Ví dụ, trên Twitter, việc truy cập các bài đăng cũ là rất tốn kém, khó khăn và kém tin cậy hơn nhiều so với việc thu thập và lưu trữ trong thời gian thực. Khi có thể, hãy thiết lập các công cụ đo lường trước khi Chiến dịch của bạn bắt đầu.
Phần đo lường này có thể mất một chút thời gian, vì vậy hãy để các công cụ thực hiện công việc của chúng. Đảm bảo rằng họ đang theo dõi các bài đăng trên mạng xã hội mà bạn quan tâm, làm những gì bạn có thể để lọc spam. Sau đó quay lại sau một vài ngày cho các bước 4 và 5.
Bước 4: Theo dõi và báo cáo
Bước thứ tư là báo cáo kết quả. Sử dụng những phát hiện ban đầu của bạn để đặt ra ranh giới hoặc chuẩn mực cho việc đo lường trong tương lai, và chia sẻ những số liệu này với các bên liên quan cần thiết. Hai câu hỏi quan trọng cần rút ra là:
- Làm thế nào để con số của bạn tiếp cận được với những gì bạn mong đợi?
- Làm thế nào để họ so sánh với các sản phẩm và Chiến dịch có liên quan của đối thủ cạnh tranh?
Một trong những phần tuyệt vời của việc phân tích mạng xã hội là bạn có thể dễ dàng chạy các báo cáo về đối thủ cạnh tranh của mình để xem họ đang hoạt động như thế nào.
Đây cũng là thời điểm tốt để xem xét lịch trình báo cáo thường xuyên của bạn. Tùy thuộc vào lịch biểu của bạn (hoặc tổ chức), báo cáo hàng tháng hoặc hàng quý có thể hoạt động tốt nhất, tuy nhiên báo cáo hàng tuần có thể hoạt động tốt cho những việc khác. Bất kể lịch trình như thế nào, hãy đảm bảo rằng bạn thường xuyên kiểm tra các chỉ số của mình. Đừng để công sức của bạn cho đến thời điểm này trở nên lãng phí! Hãy tích lũy các số liệu và bạn sẽ thấy chúng trở nên có giá trị như thế nào sau một vài tháng trôi qua. Sau một khoảng thời gian, bạn sẽ có thể so sánh dữ liệu cũ với dữ liệu mới của mình.
Trong các báo cáo, hãy đảm bảo bạn đã làm nổi bật những con số quan trọng, bao gồm:
- Các số liệu tiêu chuẩn, hoặc dữ liệu trong ngữ cảnh khác (Contextual Information) để các bên liên quan có thể nhanh chóng hiểu ý nghĩa của chúng.
- Các hình ảnh mô tả dữ liệu của bạn, hoặc biểu đồ có thể giúp truyền đạt kết quả một cách nhanh chóng và rõ ràng cho người xem.
- Giữ cho đồ thị của bạn đơn giản và rõ ràng.
Nếu bạn muốn đọc thêm về trực quan hóa dữ liệu (Data Visualization), tôi muốn giới thiệu với bạn một sản phẩm của “Stephen Few”. Anh ấy có một số mẹo và ví dụ tuyệt vời cho vấn đề này.
Quay trở lại ví dụ về cuộc trò chuyện trên Twitter trước đó, chúng tôi muốn chuẩn bị một báo cáo ngắn gọn để chia sẻ trong nội bộ. Tuy chúng tôi chưa có các chỉ số cơ bản để so sánh chúng với nhau. Nhưng có lẽ, chúng tôi đã bắt đầu với một ý tưởng chung về những gì muốn đạt được trong cuộc trò chuyện này.
Mục tiêu của chúng tôi là nâng cao nhận thức về sản phẩm mới. Do đó, chúng tôi cần tìm hiểu những Influencers trong cộng đồng để có thể tương tác và làm việc với họ trong tương lai. Giả sử cuộc trò chuyện của chúng tôi đã tạo ra 750 lượt tweet từ 200 cộng tác viên và tiếp cận 500.000 người. Một số người tham gia đã có điểm Klout trên 60 và đã tweet nhiều lần.
Vì vậy, dù đây là lần trò chuyện đầu tiên của chúng tôi, nhưng đây là những con số ban đầu rất đáng khen ngợi. Nửa triệu tài khoản Twitter đã đăng các dòng tweet Hashtag của chúng tôi và hiện chúng tôi có danh sách 200 người đang nói về tã giấy, vài người trong số họ rất có ảnh hưởng. Từ đó, chúng tôi có thể xây dựng Chiến lược dựa trên nền tảng này cho các sáng kiến trong tương lai, nuôi dưỡng mối quan hệ với những người tham gia và tiếp tục quảng bá về sản phẩm mới của mình.
Bước 5: Điều chỉnh và lặp lại
Bước cuối cùng là xem xét cẩn thận chương trình đo lường của bạn. Các số liệu này hoạt động như thế nào? Bạn có thiếu gì không? Có gì thừa hoặc không cần thiết không? Tìm ra những gì bạn cần cải thiện, thực hiện các thay đổi và sau đó đo lường một số điều khác. Kiểm tra lại các mục tiêu đã đặt ban đầu, và đảm bảo rằng các số liệu mới thực sự giúp bạn đạt được các mục tiêu đó.
Quay lại ví dụ về cuộc trò chuyện trên Twitter, chúng tôi nhận ra rằng mình cũng muốn đo lường mức độ tương tác xung quanh Hashtag về cuộc trò chuyện. Chúng tôi tin rằng điều quan trọng là phải biết có bao nhiêu người đã phản hồi và tweet lại bài gốc. Vì vậy, chúng tôi có thể hiểu những gì người tham gia cảm thấy hứng thú nhất. Chúng tôi có thể thêm điều này và đưa nó vào những bài báo cáo trong tương lai.
Nếu bạn đang sử dụng mạng xã hội, bạn thực sự cần hiểu mình đang làm như thế nào. Nội dung của bạn có đạt được hiệu quả như bạn muốn không? Bạn có đang đạt được các mục tiêu của công ty mình thông qua kênh truyền thông xã hội không? Đây là lý do tại sao việc theo dõi và đo lường các hoạt động truyền thông xã hội của bạn là rất quan trọng. Vì thế, bạn cần có những phân tích đáng tin cậy và nhất quán để có thể theo dõi tiến độ các Chiến dịch của mình trên các kênh như Twitter, Facebook và YouTube.
Tìm hiểu thêm: Bạn có thể bán hàng hiệu quả với Facebook Shops như thế nào?
Nguồn: Neilpatel | bởi: Leo Phạm