Lợi nhuận thuần, lợi nhuận ròng là gì và cách tính như thế nào, Hãy cùng SE Master tìm hiểu chi tiết về 2 thuật ngữ thường dùng nhất trong kinh doanh dưới đây. Đặc biệt mục đích để chia sẻ bạn đọc nắm vững kiến thức hơn về trong việc hoạch định những chiến lược kinh doanh hiệu quả.
I. Lợi nhuận thuần là gì?
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là khoản lợi thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là khoảng chênh lệch của doanh thu thu được trong kỳ sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ, bao gồm cả giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ được.
Công thức tính lợi nhuận thuần
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán + (Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính) – (Chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp)
Hoặc:
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ được trong kỳ.
Trong đó:
Doanh thu thuần: là khoản doanh thu thu được từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi đã trừ các khoản giảm trừ như: các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.
Giá vốn hàng bán: được hiểu một cách đơn giản nhất là toàn bộ chi phí để tạo ra sản phẩm. Chi phí liên quan đến giá vốn hàng bán bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí vận chuyển.
Doanh thu hoạt động tài chính: bao gồm lãi cho thuê tài chính, tiền lãi từ việc cho vay vốn, các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp.
Chi phí tài chính: là những khoản chi phí chi cho trong hoạt động tài chính
Các chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận thuần
Các chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận thuần (Net profit margin ratio) hay òn được gọi là tỉ suất doanh lợi hay tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu. Các chi tiêu này thể hiện khả năng sinh lời trên doanh thu của doanh nghiệp, một doanh nghiệp nếu có tỉ suất lợi nhuận thuần cao sẽ có vị thế cạnh tranh trong việc kiểm soát chi phí so với những doanh nghiệp khác. Đây cũng là chỉ tiêu trên báo cáo tài chính mà các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp đều rất quan tâm. Công thức tính tỉ suất lợi nhuận thuần sẽ là :
Tỉ suất lợi nhuận thuần = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này không chỉ giúp ích cho các chủ sở hữu doanh nghiệp mà còn rất có giá trị đối với những chủ đầu tư để đánh giá về khả năng sinh lời từ đó đưa ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận thuần cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhà cung cấp tín dụng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay và từ đây họ sẽ đánh giá khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp. Bên cạnh đó với chỉ tiêu này các nhà quản trị doanh nghiệp có thể kiểm soát trực tiếp vấn đề chi phí và là kết quả của các quyết định quản lý.
II. Lợi nhuận ròng là gì?
Lợi nhuận ròng là số tiền bán hàng còn lại sau khi đã trừ chi phí hoạt động, lãi suất, thuế và cổ tức ưu đãi (không phải cổ tức cổ phiếu phổ thông) đã được khấu trừ từ tổng doanh thu của công ty.
Cách tính lợi nhuận ròng (Net Profit):
Công thức được tính cho lợi nhuận ròng như sau:
Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – tổng chi phí
= Tổng doanh thu của doanh nghiệp – (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) – 20% thuế TNDN
Ta giả sử:
- X = tổng doanh thu của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
- Y = 10% VAT của doanh nghiệp phải chịu thuế GTGT = 10%X = 0.1X.
- Z = 30% (+-5%) các mức chi phí hoạt động doanh nghiệp phải chi = 30%X = 0.3X.
- T là lợi nhuận mức 1 sau khi trừ chi phí hoạt động và thuế VAT.
=>Ta có: lợi nhuận mức 1 sau khi trừ chi phí hoạt động và thuế VAT là T = X-(Y+Z)=X-(0.1X+0.3X)=0.6X.
- M là 20% (+-2%) Thuế TNDN sau khi trừ chi phí hoạt động và chịu thuế VAT = 20%T = 0.6X*20% = 0.12X.
- F là lợi nhuận ròng.
Dựa vào công thức trên: Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) – 20% thuế TNDN
Tương đương với: F = X – (Y+Z) – T ta thay các hằng Y,Z,T bằng giá trị X ta được:
<=> F= X – (0.1X + 0.3X) – 0.12X.
<=> F=0.48X.
Dựa vào công thức trên, muốn tính thu nhập ròng ta chỉ cần lấy 0.48 nhân với tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Lưu ý: Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi ròng có thể là chi phí hoạt động của doanh nghiệp với mức dao động khoảng 5%( có thể cao hơn hoặc thấp hơn 5%). Vì vậy nếu giảm mức chi phí hoạt động xuống thấp nhất thì tương tự với việc lợi nhuận ròng của doanh nghiệp sẽ được tăng lên và ngược lại.
Ví dụ về tính lãi ròng
Báo cáo về thu nhập của công ty X: Báo cáo kết thúc ngày 31/12/2019
Tổng doanh thu (còn gọi là doanh thu thuần): 100.000$
Giá vốn bán hàng: 20.000$
Lợi nhuận gộp= Tổng doanh thu – giá vốn bán hàng
=> Lợi nhuận gộp: 80.000$
Chi phí hoạt động gồm:
+ Tiền lương: 10.000$
+ Tiền thuê: 10.000$
+ Các tiện ích khác: 5.000$
+ Khấu hao: 5.000$
Tổng chi phí hoạt động: 30.000$
Chi phí lãi vay: 10.000$
Thuế: 10.000$
=> Lợi nhuận ròng: 30.000$
Sử dụng công thức tính, ta có thể tìm được lợi nhuận ròng = 100.000$ – 20.000$ – 30.000$ – 10.000$ – 10.000$ = 30.000$
Vì sao phải tính lãi ròng?
Lợi nhuận ròng (hay còn gọi là lãi ròng) là một trong những con số được chú trọng nhất trong tài chính. Nó đóng vai trò quan trọng trong phân tích tỷ lệ và phân tích tài báo cáo tài chính.
Các cổ đông xem xét lợi nhuận ròng chặt chẽ vì đây là nguồn thu nhập cho họ, nếu công ty không tạo ra đủ lợi nhuận cho chủ sở hữu, giá trị cổ phần sẽ giảm mạnh.
Lợi nhuận ròng đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu một công ty phát triển tốt, giá cổ phiếu sẽ cao hơn, phản ánh sự gia tăng của lợi nhuận.
Bạn cần phải nhớ một điều rằng, lợi nhuận ròng không phải số tiền mà công ty kiếm được trong một khoảng thời gian nhất định. Lý giải điều này chính là do báo cáo thu nhập bao gồm rất nhiều chi phí không sử dụng tiền mặt như khấu hao và khấu trừ dần.
III. Kết luận
Để biết được một công ty tạo ra bao nhiêu tiền mặt, bạn cần phải kiểm tra trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Biến chuyển của lợi nhuận ròng luôn được xem xét cẩn thận và kỹ lưỡng. Khi lợi nhuận ròng của công ty thấp, vô số vấn đề có thể xảy ra, từ việc giảm doanh thu cho đến trải nghiệm của khách hàng kém…
Trên đây là những kiến thức cơ bản về lợi nhuận thuần và lợi nhuận ròng được SE Master tổng hợp và sưu tầm từ các nguồn tin cậy, đồng thời cũng dựa trên kiến thức được năm vững trong nhiều năm vận hành doanh nghiệp.
Hy vọng rằng những thông tin trên bài viết sẽ giúp cho bạn tìm được lời giải đáp cho câu hỏi lợi nhuận thuần là gì cũng như xác định được tầm quan trọng của lợi nhuận thuần và lợi nhuận ròng đối với doanh nghiệp để có những định hướng phát triển trong tương lai.
Nguồn: Wilsoninsight.com va taichinhdoanhnghiep