Nguyên tắc “nòng cốt” khi mới đi làm

Ra trường, đi làm chúng ta đối mặt với nhiều cơ hội, nhưng cũng lắm thách thức. Vì vậy, các bạn trẻ cần chuẩn bị hành trang vững chắc để có thể vượt qua được những thử thách của công việc, cuộc sống. Dưới đây là 9 nguyên tắc đối nhân xử thế mà bạn trẻ vừa đi làm cần phải nhớ.

Nguyên tắc thứ nhất:

Người đầu tiên bạn cần gây thiện cảm không phải là sếp, mà là chú bảo vệ. Vì đó là người bạn gặp đầu tiên khi đến công ty và cũng có thể là người cuối cùng bạn gặp khi rời khỏi văn phòng mỗi tối.

chu-bao-ve

Nguyên tắc thứ hai:

Công ty nào cũng sẽ có thị phi, cũng sẽ có tình trạng chia bè kết phái. Khi chưa đủ “trình” để nhận thức và phân biệt đúng sai, hãy trung lập và đừng về phe ai cả (tránh chọn lộn phe).

Nguyên tắc thứ ba:

Trong những năm đi làm đầu tiên, đừng quá chú trọng vào vấn đề tiền bạc. Cái bạn cần quan tâm là tìm cho mình một người sếp vừa có Tâm vừa đủ Tầm để đi theo và học hỏi.

bo-qua-van-de-tien-bac

Một công việc tồi với một người sếp tốt thì luôn tốt hơn một công việc tốt với một người sếp tồi. Hãy hoàn thiện bản thân mình cho ngon lành trước đã rồi hẵng bàn đến chuyện tăng lương.

Nguyên tắc thứ tư:

Đừng trách người ta bóc lột công sức lao động của bạn, trong khi kẻ đầu tiên không trân trọng và đánh giá đúng mức giá trị của nó là chính bản thân mình.

Chính bạn là người ký vào hợp đồng lao động của mình chứ không ai khác làm điều đó thay bạn. Nếu thấy thù lao thỏa đáng với công sức bỏ ra thì hẵng đặt bút ký, còn hơn là nhắm mắt ký đại rồi vào làm với một tâm thế dở dở ương ương và nói xấu cấp trên.

Nguyên tắc thứ năm:

Một công việc tốt nhất chưa chắc đã là một công việc phù hợp nhất. Nhưng một công việc phù hợp nhất chắc chắn là một công việc tốt nhất.

Lương chỉ là một trong các yếu tố cơ bản khi lựa chọn một công việc phù hợp. Hãy cân nhắc thật kỹ nếu muốn làm việc lâu dài, ổn định và phát huy được tối đa khả năng mà bạn có.

Nguyên tắc thứ sáu:

Đừng đòi hỏi một công ty chuyên nghiệp và môi trường chuyên nghiệp. Hãy tự hỏi bản thân đã chuyên nghiệp hay chưa?

Nếu thái độ chuyên nghiệp, tác phong chuyên nghiệp, trình độ chuyên nghiệp, tự khắc những người làm cùng với bạn cũng phải buộc chuyên nghiệp theo bạn.

Nguyên tắc thứ bảy:

Nếu làm 2 năm trở lên mà không có gì phát triển, kể cả kiến thức, kỹ năng, chức vụ lẫn thu nhập, thì hãy coi lại xem bản thân đã cố gắng hết sức hay chưa?

Nếu bản thân đã cố gắng hết sức rồi mà vẫn xảy ra tình trạng như trên, thì nghỉ việc đi và tìm công ty mới. Vì rõ ràng công việc đó, công ty đó không phù hợp và không dành cho bạn.

Nguyên tắc thứ tám:

Nếu muốn nghỉ việc, thì hãy là người nghỉ việc có trách nhiệm và có tâm. Báo cho công ty ít nhất trước 30 ngày để họ có sự chuẩn bị và sắp xếp nhân sự thay bạn. Đừng thích thì làm, hứng lên thì nghỉ, ít ra sau này ra đời còn có thể nhìn mặt nhau.

Và hãy chắc chắn rằng đã có công ty khác nhận bạn nếu không muốn trở thành một người thất nghiệp.

Nguyên tắc thứ chín:

Học thuộc 8 nguyên tắc trên nếu muốn trở thành một người lao động khôn ngoan hơn và chuyên nghiệp hơn.


Theo dõi giải pháp facebook