Chiến lược 3: Tiếp thị nội dung (Content Marketing)
Content Marketing là một Chiến lược Marketing cực kỳ phổ biến. Đặc biệt là trong các Doanh nghiệp nhỏ. Đó là lý do vì sao rất nhiều Website kinh doanh đều có phần Blog để chia sẻ thông tin hữu ích với Khách hàng. Thực tế, đó là một phần trong Chiến lược Content Marketing của họ.
Content Marketing là gì?
Content Marketing Institute, một Blog rất nổi tiếng dành riêng cho Content Marketing, đưa ra lời giải thích ngắn gọn:
“Content Marketing là một phương pháp Marketing Chiến lược. Nó tập trung vào việc tạo và phân phối nội dung có giá trị, phù hợp và nhất quán để thu hút và giữ chân đối tượng mục tiêu. Mục đích cuối cùng là thúc đẩy hành động của Khách hàng nhằm sinh lợi cho Doanh nghiệp”.
Hãy chia nhỏ các cụm từ chính trong định nghĩa đó.
“Tạo nội dung có giá trị, phù hợp và nhất quán.”
Trong Content Marketing, đây chính là 3 điều quan trọng nhất khi tạo ra nội dung cho Khán giả. Bạn có thể làm điều này bằng cách xác định nhu cầu và vấn đề của đối tượng mục tiêu.
Chẳng hạn như khi bạn đang điều hành một cửa hàng giày. Một ví dụ về nội dung có giá trị và liên quan sẽ là một bài viết về ‘5 cách hiệu quả khiến cho đôi giày của bạn trông như mới’. Lý do vì nội dung này giúp giải quyết vấn đề của người mua giày (Chăm sóc đôi giày của họ) một cách trực tiếp.
Hãy nhớ rằng, nội dung không chỉ là các bài viết. Nó cũng có thể là sách điện tử, Video hướng dẫn và thậm chí cả đồ họa thông tin.
“Thu hút và giữ chân Đối tượng mục tiêu.”
Chỉ tạo nội dung chất lượng cao thường xuyên là chưa đủ. Bạn cũng phải tiếp thị Nội dung của mình đến những mục tiêu bạn nhắm đến từ trước. Nếu bạn có thể “thu hút và giữ chân” đúng đối tượng, bạn sẽ tận dụng tối đa Chiến lược Content Marketing của mình. Có nhiều kênh mà bạn có thể tiếp thị Nội dung của mình để nội dung đó sẽ được nhắm trực tiếp đến những đối tượng bạn hướng tới.
Ví dụ: bạn có thể tối ưu hóa các bài viết trên các công cụ tìm kiếm. Nói cách khác, bạn muốn sử dụng các chiến thuật SEO để tăng thứ hạng của chúng trên kết quả tìm kiếm. Bạn có thể quảng bá nội dung của mình bằng cách chạy quảng cáo trên Google Adwords hoặc Facebook Ads. Bạn cũng có thể xuất bản bài đăng trên các Blog khác mà đối tượng mục tiêu của bạn truy cập. Sau đó là liên kết trở lại Website của bạn.
“Thúc đẩy hành động của Khách hàng nhằm sinh lợi cho Doanh nghiệp.”
Khi bạn tạo nội dung chất lượng cao, có liên quan và khiến đối tượng mục tiêu hứng thú. Bạn sẽ xây dựng được một lượng Khách hàng trung thành, gắn bó và tiềm năng. Tất cả họ đều mong muốn có thêm thông tin hữu ích từ bạn. Bạn có thể phát triển điều này, bằng cách thu thập người đăng ký Email, Followers trên mạng xã hội hoặc qua việc thu hút nhiều khách truy cập Website hơn. Khi đã có một lượng người theo dõi kha khá, đã đến lúc bạn kích hoạt và “Thúc đẩy hành động của Khách hàng nhằm sinh lợi cho Doanh nghiệp”.
Hãy dần dần giới thiệu cho Khán giả những sản phẩm hoặc dịch vụ bạn muốn bán. Tận dụng thiện chí bạn đã thiết lập, bạn sẽ có thể thuyết phục nhiều người trong số họ trở thành Khách hàng thường xuyên.
Liệu Content Marketing có thực sự hiệu quả?
Nghiên cứu cho thấy rằng câu trả lời là “Có”. Trước hết, 77% người dùng Internet là người đọc Blog và nhiều người trong số họ mua hàng dựa trên các đề xuất từ Blog yêu thích. Bên cạnh đó, họ không hề thích nhìn thấy quảng cáo.
Trên thực tế, hơn 600 triệu thiết bị đã cài đặt một số trình chặn quảng cáo truyền thống trên các Website lớn như Facebook, YouTube và Pinterest. Do đó, Content Marketing là một trong những kênh tiếp thị dễ thấy nhất cho các Doanh nghiệp nhỏ.
Content Marketing cũng rẻ hơn so với các Chiến lược khác. So với SEM, Content Marketing tạo ra Khách hàng tiềm năng với chi phí rẻ hơn 31%. Thêm vào đó, nó tạo ra lượng Khách hàng tiềm năng nhiều gấp ba lần so với SEM.
Điểm mấu chốt là, các công ty sử dụng Content Marketing như một Chiến lược có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Tức, họ có nhiều doanh thu và Khách hàng hơn so với các công ty không làm Content Marketing.
Chiến lược 4: Tiếp thị qua Email (Email Marketing)
Nếu có một Chiến lược Digital Marketing mà bạn chắc chắn nên thử, đó chính là Email Marketing.
Hết lần này đến lần khác, Email Marketing đã chứng minh được giá trị trong thế giới tiếp thị. Chiến lược nà đã giúp nhiều Doanh nghiệp nhỏ tăng doanh số bán hàng của họ. Email Marketing phổ biến đến mức các nhà tiếp thị ở khắp mọi nơi lặp đi lặp lại khẩu hiệu: “The money is in the list!”. Tạm dịch: “Tiền nằm trong đống danh sách đó!”
Vào năm 2016, Campaign Monitor đã công bố một báo cáo. Cụ thể, cứ mỗi đô la đầu tư vào Email Marketing, các công ty đã tạo ra 44 đô la. Do đó, họ gọi Email Marketing là ‘Vua của vương quốc tiếp thị’.
Email Marketing là gì?
Theo Wikipedia: “Email Marketing là hành động gửi một thông điệp thương mại đến một nhóm người dùng Email. Nhìn chung, mọi Email được gửi đến Khách hàng tiềm năng hoặc Khách hàng hiện tại đều có thể được coi là Email Marketing. Email được gửi đến thường mang mục đích quảng cáo, yêu cầu kinh doanh hoặc thu hút bán hàng hoặc quyên góp. Bên cạnh đó là nhằm xây dựng lòng trung thành, niềm tin hoặc nhận thức về Thương hiệu. ”
Để hiểu rõ hơn về định nghĩa này, hãy đi sâu hơn vào cách triển khai Email Marketing:
Bước 1: Xây dựng danh sách Email
Email Marketing bắt đầu bằng cách xây dựng danh sách Email. Cụ thể, bạn cần thu thập địa chỉ Email của đối tượng mục tiêu. Bạn có thể làm điều đó bằng cách thúc đẩy lưu lượng truy cập đến Website, các bài viết trên Blog hoặc các trang đích của mình. Đó là nơi bạn đưa ra ‘lời kêu gọi hành động’ để khách truy cập đăng ký vào danh sách Email của bạn.
Mọi người thường miễn cưỡng cung cấp địa chỉ Email của họ. Để thuyết phục họ, hãy đưa ra một thỏi nam châm hút khách như sách điện tử, phiếu giảm giá, hướng dẫn về một chủ đề thú vị hoặc bất cứ thứ gì họ thấy hữu ích. Hãy giúp đỡ họ và họ sẽ đăng ký danh sách Email của bạn.
Bước 2: Xây dựng một Chiến dịch nhỏ giọt (Drip Campaign)
Tiếp đến, bạn cần nuôi dưỡng người đăng ký Email bạn bằng cách xây dựng một Chiến dịch nhỏ giọt phù hợp.
Nếu bạn chỉ đơn giản yêu cầu họ mua hàng trên Website của bạn. Đó có thể xem là một cách tiếp cận Email Marketing tồi tệ nhất. Giải pháp tốt hơn là gửi nội dung ý nghĩa, mang tính giáo dục và phù hợp với họ. Sau đó, bạn có thể từ từ bắt đầu thúc đẩy họ mua hàng.
Việc phát triển Email Marketing thu hút người đăng ký cần rất nhiều kỹ năng viết bài quảng cáo. Nếu bạn không đủ khả năng viết những Email như vậy, hãy thuê một người viết quảng cáo chuyên nghiệp để tạo Chiến dịch nhỏ giọt cho bạn.
Xem thêm: Triển khai Chiến dịch nhỏ giọt hiệu quả cho Doanh nghiệp ra sao?
Bước 3: Tự động hóa Email Marketing
Cuối cùng, hãy tự động hóa Email Marketing bằng tính năng trả lời tự động qua Email.
Sẽ không hiệu quả nếu gửi từng Email riêng lẻ đến người đăng ký theo cách thủ công. Một cách tiếp cận tốt hơn là sử dụng các nền tảng trả lời Email tự động như Mailchimp, ConvertKit hoặc Aweber.
- Sử dụng một trong các dịch vụ này, bạn có thể tự động hóa các Chiến dịch Email của mình. Nhờ vậy, bất cứ khi nào một người đăng ký vào danh sách Email, họ sẽ tự động nhận được Email của bạn.
- Ngoài ra, các dịch vụ này cho phép bạn gửi các Email cá nhân hóa đến người đăng ký, dựa trên các hành động họ thực hiện. Ví dụ: nếu ai đó bỏ giỏ hàng của họ trên Website của bạn, trình trả lời tự động sẽ nhắc họ hoàn tất việc mua hàng.
Với ba bước này, chúng tôi đã cung cấp cho bạn một ý tưởng vững chắc về Email Marketing là gì và cách thức hoạt động của nó.
Lợi ích từ Email marketing
Bây giờ, câu hỏi đặt ra là Doanh nghiệp của bạn sẽ nhận được lợi ích gì từ Email marketing?
Như đã đề cập, ROI thu về là $44 cho mỗi đô la bạn đầu tư vào Chiến lược này. Nếu điều đó không đủ để thuyết phục bạn về giá trị của nó, một nghiên cứu do McKinsey xuất bản đã giải thích kỹ hơn về lợi ích của Email Marketing:
“Email vẫn là một cách Marketing hiệu quả để thu hút Khách hàng so với Social Media Marketing. Hiệu quả của nó gấp 40 lần so với Facebook và Twitter cộng lại. Đó là vì 91% người tiêu dùng Hoa Kỳ vẫn sử dụng Email hàng ngày. Bên cạnh tỷ lệ Email nhắc mua hàng được ước tính gấp ít nhất 3 lần so với phương tiện truyền thông xã hội, giá trị đơn đặt hàng trung bình cũng cao hơn 17%.”
Tìm hiểu thêm: Doanh nghiệp nhỏ có thể triển khai Digital Marketing bằng cách nào? (Phần 3)
Nguồn: Hostpapa| bởi: Leo Phạm