Chọn kênh truyền thông cho câu chuyện của bạn
Bạn đã có thể tích hợp câu chuyện vào kế hoạch ra mắt của mình và đã sẵn sàng tung ra cho Khán giả. Giờ là lúc tìm xem kênh truyền thông nào sẽ giúp bạn tiếp cận được Khách hàng tiềm năng.
Cách lựa chọn kênh truyền thông phù hợp
Khi bạn nghĩ về một kênh truyền thông giúp bạn chia sẻ và phân phối các câu chuyện Marketing đến với với Khán giả mục tiêu. Có 3 điều bạn cần xem xét:
-
Khán giả mục tiêu
Đầu tiên, bạn sẽ muốn biết rõ đối tượng bạn muốn tiếp cận là ai và những nền tảng họ thường xuyên sử dụng là gì.
Đừng cho rằng ai đó thường xuyên sử dụng Facebook cũng sử dụng Instagram. Khi bắt đầu nghiên cứu, bạn sẽ nhanh chóng khám phá ra những đối tượng đó khác nhau như thế nào. Từ đó, bạn sẽ cần điều chỉnh các Chiến dịch Marketing phù hợp.
-
Ngân sách
Thứ hai, bạn phải xem xét ngân sách của mình. Bạn cần xác định sẽ chi bao nhiêu cho Chiến dịch Storytelling Marketing này của mình! Điều này quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến định dạng (Format) câu chuyện. Bên cạnh đó là thời gian bạn sẽ chạy Chiến dịch Marketing này.
-
Định dạng
Cuối cùng, bạn cần xác định định dạng của câu chuyện.
Câu chuyện Marketing của bạn có thể được kể theo nhiều định dạng khác nhau. Ví dụ như định dạng văn bản, Video, ảnh hoặc âm thanh. Mỗi định dạng đều có ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy, bạn cần phải đánh giá kỹ càng và xác định xem định dạng nào phù hợp nhất với mình.
Có rất nhiều kênh Marketing có sẵn cho bạn lựa chọn. Từ Blog, Video đến các kênh in ấn.
Tin tốt là bạn không cần phải sử dụng mọi kênh. Thay vào đó, hãy chọn một vài kênh mà đối tượng mục tiêu của bạn thường xuyên sử dụng. Sau đó, hãy triển khai Chiến dịch Marketing của bạn để xem hiệu quả ra sao.
Cách đánh giá tiềm năng của kênh truyền thông
Ngay cả khi bạn thu hẹp trọng tâm của mình xuống chỉ một vài kênh. Hãy đánh giá sâu hơn về
các tùy chọn bằng cách tự hỏi mình 2 câu hỏi sau:
- Hiện tại Doanh nghiệp của bạn đang sử dụng kênh Marketing nào? Bạn thường sẽ dễ dàng hơn trong việc tích hợp Chiến dịch Storytelling vào những kênh bạn đã hiện diện từ trước.
- Bạn cảm thấy Chiến lược Marketing của mình thực sự có thể dễ tiếp cận được với những kênh nào? Không phải nền tảng nào cũng phù hợp với Thương hiệu của bạn.
Bây giờ, bạn đã biết cách chọn kênh Marketing. Bạn nghĩ kênh nào sẽ giúp bạn tối ưu khả năng tiếp cận và kết nối với Khách hàng?
Vậy, ngân sách Marketing của bạn có thể hỗ trợ Chiến dịch Marketing trên kênh đó không?
Theo dõi hiệu quả của Chiến dịch
Bây giờ, cùng xem cách đánh giá hiệu quả Chiến dịch Storytelling của bạn để có thể tinh chỉnh khi cần thiết.
Vai trò của việc theo dõi hiệu quả Chiến dịch Storytelling
Trước tiên, tại sao bạn nên theo dõi hiệu quả của Chiến dịch! Đây thật ra là điều hiển nhiên, phải không?
Bạn rất muốn xem mọi người phản hồi như thế nào về câu chuyện của bạn. Liệu họ có cảm thấy kết nối với các Chiến dịch Marketing của bạn không? Và cách bạn có thể cải thiện để thông điệp của những câu chuyện đó được lan tỏa xa hơn và xứng đáng được mọi người chia sẻ?
Ngược lại, nếu bạn không nắm bắt được hiệu quả hoạt động của các Chiến dịch thì sao? Bạn sẽ không thể cải tiến hoặc phát triển cốt truyện của mình hơn nữa!
Linh hoạt và sẵn sàng thay đổi
Ngay cả khi bạn nghĩ cần tạo nền tảng, và lịch trình cho Chiến dịch kể chuyện của mình. Bạn cũng phải linh hoạt và sẵn sàng thay đổi.
Bạn muốn làm mọi điều có thể để tạo ra các Chiến dịch nhằm tiếp cận thị trường mục tiêu. Nhưng đôi khi, bạn có thể phát hiện rằng câu chuyện của mình có một ngã rẽ mới và đi theo một hướng khác so với dự đoán trước đây.
Điều đó thật tuyệt! Bạn đơn giản chỉ cần thích ứng với cách thị trường của bạn đang hoạt động.
Các chỉ số cần lưu ý khi đánh giá mức độ hiệu quả
Dưới đây sẽ là những chỉ số cần lưu ý, khi đánh giá mức độ hiệu quả cốt truyện của bạn:
- Nhận thức Thương hiệu (Brand awareness). Mức độ quen thuộc của đối tượng mục tiêu với sản phẩm hoặc Thương hiệu? Bạn có thấy sự phát triển không? Những Khách hàng mới có đang đến với bạn không?
- Tạo Khách hàng tiềm năng (Lead generation). Chiến dịch Marketing mang lại cho Doanh nghiệp bao nhiêu Khách hàng tiềm năng mới?
- Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate). Tỷ lệ Khách hàng tiềm năng mới dẫn đến việc mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thực tế là bao nhiêu? Hãy nhớ, doanh số bán hàng không phải là yếu tố duy nhất! Việc xây dựng danh sách, tạo Khách hàng tiềm năng và giúp bạn tiếp xúc với Khán giả cũng quan trọng không kém.
- Mức tăng trưởng doanh số (Increase in sales). Doanh số bán hàng của bạn đã tăng trưởng như thế nào theo thời gian? Bạn có nhận thấy các Chiến dịch của mình đã trở nên trì trệ? Nếu vậy, đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải sửa đổi cốt truyện của mình hoặc mang lại điều gì mới mẻ hơn cho Khán giả.
- Tỷ suất hoàn vốn (Return on investment). Với mỗi đô la bạn chi cho hoạt động Marketing, mức doanh thu Doanh nghiệp thu về là bao nhiêu?
- Chi phí sở hữu Khách hàng (Customer acquisition cost). Doanh nghiệp của bạn phải trả bao nhiêu để có được một Khách hàng?
- Thị phần (Market share). Trên thị trường, tỷ lệ số người mua hàng từ Doanh nghiệp của bạn so với đối thủ cạnh tranh là bao nhiêu?
Việc theo dõi các chỉ số là vô cùng quan trọng trong một Chiến dịch Marketing hiệu quả và đáp ứng ngân sách. Nhờ vậy, bạn có thể chắc chắn mình đang phát triển Doanh nghiệp. Thay vì đang lãng phí ngân sách cho các Chiến dịch chưa thành hình.
Tìm hiểu thêm: Làm sao để thực hiện chiến lược Nostalgia Marketing hiệu quả giúp lay động cảm xúc người xem?
Nguồn: Medium | bởi: Leo Phạm