Tìm ra giọng kể chuyện của bạn
Bạn đã bao giờ áp dụng phong cách “Kể chuyện” để ra mắt sản phẩm, bán dịch vụ hoặc đơn giản là kết nối với Khán giả cốt lõi của mình chưa?
Nếu câu trả lời là “Chưa”, bạn đang bỏ qua một trong những cách dễ nhất để định vị mình là người “có thẩm quyền” trong thị trường. Tại sao? Những câu chuyện luôn là trọng tâm của mọi Chiến dịch Marketing hiệu quả và là nền tảng của các Thương hiệu thành công.
Một câu chuyện gắn với thị trường sẽ kết nối Thương hiệu của bạn với Khán giả. Nó đóng vai trò như một sự cam kết của bạn rằng sẽ mang lại giá trị cho Khách hàng. Nó cũng sẽ cho thị trường của bạn thấy rằng bạn hiểu mối quan tâm, nỗi sợ hãi và mong muốn của họ.
Với một câu chuyện được lồng ghép trong suốt quá trình ra mắt sản phẩm và trong chính Thương hiệu của bạn, bạn sẽ có thể kết nối tốt hơn với Khán giả của mình bởi vì bạn đang cho họ thấy lý do tại sao Thương hiệu của bạn tồn tại và cách nó được tạo ra để giúp họ.
Tôi sẽ chia sẻ với bạn các kỹ thuật Kể chuyện khác nhau đến bạn. Từ đó, bạn có thể xác định điều gì sẽ hiệu quả nhất cho Thương hiệu của bạn hoặc lần ra mắt sản phẩm tiếp theo của bạn. Tôi cũng sẽ bật mí về một số Chiến lược kể chuyện hiệu quả nhất sẽ giúp bạn kết nối với Khán giả đồng thời nâng cao nhận thức về Thương hiệu.
Có một lý do quan trọng khác để chuyển sang hình thức “Kể chuyện” khi xây dựng Doanh nghiệp.
Kể chuyện giúp bạn tìm thấy tiếng nói của mình và nổi bật trên thị trường. Nguyên nhân vì nó mang đến cho Khán giả một góc nhìn mới, cái nhìn sâu hơn về hoạt động của Doanh nghiệp và sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn được thiết kế như thế nào để giúp họ. Nó chỉ ra nguồn gốc của Doanh nghiệp và giải thích cách bạn có thể giúp họ tiến lên cấp độ tiếp theo trong cuộc sống hoặc trong công việc kinh doanh của chính họ.
Trước hết, Chúng ta hãy làm rõ một điều: các câu chuyện trong Tiếp thị Kể chuyện (Storytelling Marketing) không phải về bạn. Đó là về Khách hàng của bạn!
Ngay cả khi bạn lồng những câu chuyện cá nhân vào các Chiến dịch Marketing của mình. Mục đích chính là làm nổi bật những lợi ích mà Khán giả có được khi lựa chọn Thương hiệu của bạn.
Xem thêm: Các xu hướng Marketing trong năm 2022 là gì?
3 phong cách kể chuyện hiệu quả nhất
Bây giờ, tôi cần bạn lùi lại một bước và phân tích Doanh nghiệp của mình. Nhờ vậy, bạn mới có thể bắt đầu xác định giọng kể phù hợp với thị trường của mình.
Nếu bạn đã làm được điều đó, bước tiếp theo là xác định thể loại câu chuyện gắn liền với mục tiêu tổng thể của bạn.
Khi nói đến việc kể chuyện trong Marketing, có 3 loại câu chuyện chính mà bạn có thể tích hợp vào các Chiến dịch của mình:
1. Câu chuyện về Thương hiệu
Câu chuyện về Thương hiệu có lẽ là câu chuyện quan trọng nhất mà bạn có thể chia sẻ với Khán giả của mình. Trên thực tế, hầu hết các Thương hiệu hàng đầu trong thị trường của bạn có thể đã bắt đầu tích hợp kể chuyện vào các Chiến dịch của họ ngay từ ngày đầu tiên. Cụ thể là trong quá trình tạo dựng Thương hiệu.
Câu chuyện về Thương hiệu giải thích mục đích kinh doanh của bạn và lý do Thương hiệu được tạo ra. Nó cho Khách hàng tiềm năng thấy rằng bạn hiểu các vấn đề trên thị trường và đã tạo ra giải pháp có lợi cho họ theo một cách nào đó.
Những câu chuyện kiểu này mang lại sức hút hơn bất kỳ câu chuyện nào khác của công ty. Chúng mang đến một chiếc ảnh chụp nhanh về cách Thương hiệu sẽ kết nối với Khán giả, về thông tin họ cần hoặc các chủ đề mà họ quan tâm nhất.
Nó cũng sẽ củng cố sự hiện diện của bạn trên thị trường và có thể thiết lập Thương hiệu của bạn như một nhà lãnh đạo có thẩm quyền và tư tưởng, ngay cả trong các ngách rất đông đúc.
Thời điểm tốt nhất để sử dụng Câu chuyện về Thương hiệu là khi bạn đang tìm cách xây dựng lòng trung thành với Thương hiệu. Kiểu kể chuyện này giúp xác thực liệu các Khách hàng tiềm năng sẽ theo dõi Thương hiệu của bạn hay không, khi mà họ đang trong giai đoạn ra quyết định.
2. Câu chuyện về Khách hàng
Câu chuyện về Khách hàng bao gồm những lời chứng thực từ những người đã sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và họ vô cùng hài lòng.
Những câu chuyện kiểu này có tác dụng cực kỳ mạnh mẽ. Đây là những chia sẻ về hành trình thành công đến những Khách hàng mới hoặc Khách hàng tiềm năng. Họ có thể vẫn còn đắn đo, chưa biết chắc sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có phù hợp với họ hay không.
Thời điểm tốt nhất để sử dụng Câu chuyện về Khách hàng là khi ra mắt sản phẩm. Những Case Study này được thiết kế để gia tăng độ tin cậy với sản phẩm hoặc dịch vụ.
3. Câu chuyện Cá nhân
Câu chuyện Cá nhân sẽ là kiểu kể chuyện thứ ba của Chiến lược Storytelling Marketing.
Câu chuyện giúp nâng cao sự tin tưởng đối với một Doanh nghiệp khi chúng mô tả hành trình cá nhân của bạn. Nội dung truyền tải có thể vượt ra ngoài lý do tại sao Doanh nghiệp của bạn được tạo ra. Thay vào đó, nó đòi hỏi bạn phải cởi mở và thậm chí thể hiện khía cạnh yếu đối bên trong mình với Khán giả.
Bạn sẽ cần chia sẻ những nỗ lực và thành tích cá nhân với Khán giả của mình. Việc này nhằm khiến họ cảm thấy họ có thể theo bước bạn. Những câu chuyện này mang lại nhiều cảm hứng và tạo động lực cho Khán giả của bạn. Họ sẽ có cái nhìn thoáng qua về tương lai tươi sáng, khi theo dõi Thương hiệu của bạn.
Khi được kể một cách dễ hiểu và chân thành, những câu chuyện cá nhân giúp Thương hiệu tạo được niềm tin nơi Khán giả. Họ sẽ dần tin vào lời hứa cũng như thông điệp bạn truyền tải. Họ sẽ bắt đầu nhìn nhận bản thân theo một cách khác, mơ ước về thành công của chính họ. Hơn thế nữa, họ cảm thấy vô cùng hào hứng về những điều sẽ đến trong chặng hành trình cùng bạn.
Hãy cân nhắc sử dụng các câu chuyện cá nhân khi bạn muốn tăng Doanh số bán hàng. Bên cạnh đó là nâng cao Nhận diện Thương hiệu (Brand Recognition), Mức độ tương tác (Engagement) với Khách hàng hoặc sự hào hứng trong họ với ưu đãi sắp tới của bạn.
Vậy, bạn sẽ kể câu chuyện gì? Hãy dành một chút thời gian suy nghĩ về phong cách và giọng điệu kể chuyện phù hợp, hứa hẹn sẽ gây tiếng vang với Khán giả của bạn. Làm được điều đó, câu chuyện của bạn đã bắt đầu có những tín hiệu tích cực rồi đấy!
Tìm hiểu thêm: Triển khai Storytelling Marketing ra sao để tối đa hóa doanh số bán hàng? (Phần 2)
Nguồn: Medium | bởi: Leo Phạm