Xu hướng công nghệ lớn nhất năm 2022 là gì?

Scott Belsky là giám đốc sản phẩm (CPO) của Adobe, nhà sáng lập của nền tảng xã hội Behance. Ông cũng là nhà đầu tư và nhà tư vấn cho các Startup (Pinterest, Uber, Carta và Airtable). Cùng tìm hiểu những dự báo của ông về xu hướng công nghệ năm 2022 qua bài viết sau.

Xu hướng 1: Decentralization

Ngoài Bitcoin và Blockchain, quá trình phi tập trung hóa (Decentralization) còn xảy ra ở các lĩnh vực khác. Một số ví dụ có thể kể đến như:

  • Talk’s Ben Rubin: phát triển các công cụ hỗ trợ làm việc theo nhóm qua không gian ảo.
  • Braintrust: sử dụng Blockchain và các nguyên tắc để tạo ra một mạng lưới các nhân tài. Nền tảng này tận dụng hiệu ứng mạng xã hội và gia tăng giá trị khi số lượng thành viên tham gia vào các nhóm ảo tăng lên.
  • CashDrop: cho phép bất kỳ ai (chủ quầy thức ăn nhanh, nhà thiết kế) tạo mặt tiền cửa hàng. Dù vậy, họ không cần trả phí hoa hồng nào cả. Vì vậy, mô hình mà ở đó các nhà cung cấp dịch vụ, địa điểm kinh doanh (như ở chợ, hay trên App stores, v.v.) giữ lại tỷ lệ hoạt động có thể đã lỗi thời.

Xem thêm: Decentralization là gì? Những cái tên nổi bật cho xu hướng này là ai?

Xu hướng 2: Eduployment

Xu hướng này là sự kết hợp giữa hướng nghiệp, giáo dục và tìm việc. Một số ví dụ nổi bật là: 

  • Nền tảng Nana: cho phép người dùng học cách sửa chữa các thiết bị gia dụng (như các loại máy rửa bát của nhiều thương hiệu khác nhau), sau đó hồ sơ của họ sẽ được đăng trên thị trường và, nhờ vậy, họ có cơ hội tìm được việc làm trong khu vực.
  • Main Street mang đến cơ hội học nghề từ những nghệ sĩ làm đồ thủ công, có được các công cụ cần thiết và bắt đầu công việc trong vòng 30 ngày.

Thay vì trải qua quá trình đào tạo tốn kém và tự mình xây dựng sự nghiệp cùng với những rủi ro đi kèm, mô hình Eduployment mang lại cho bạn nhiều cơ hội hơn. Sự kết hợp theo chiều dọc của giáo dục và việc làm sẽ giúp giải quyết các vấn đề liên quan hệ thống trong nền kinh tế và tạo ra nhiều doanh nghiệp nhỏ mới.

Tìm hiểu thêm: Tiềm năng của xu hướng Eduployment hiện nay ra sao?

Xu hướng 3: Nền tảng xã hội khuyến khích thể hiện bản thân

Hiện nay, các ứng dụng xã hội đang được triển khai nhiều hơn những năm trước. Các doanh nhân không còn cố gắng sao chép Facebook hoặc các sản phẩm hiện có. Thay vào đó, họ tạo ra những ý tưởng hoàn toàn mới và độc đáo.

Ví dụ: Ứng dụng ItsMe đang phát triển khá nhanh chóng, hiện đứng thứ 24 trong App Store ở mảng mạng xã hội. Dịch vụ này giúp bạn kết nối với những người khác tùy thuộc vào tâm trạng của bạn, tạo vẻ ngoài của riêng bạn và có thể giao tiếp bằng bất cứ hình thức nào như văn bản, giọng nói, âm thanh hoặc hình ảnh. Ngoài ra còn có rất nhiều những dự án thú vị khác.

Xem thêm: ItsMe là gì? Ứng dụng này có gì thú vị?

Điểm chung của các doanh nghiệp này là họ đều kết hợp việc sử dụng dịch vụ với xây dựng thương hiệu cho bản thân. Họ có ít ràng buộc hơn và có những phần thưởng dành cho những người có thể thể hiện bản thân một cách sáng tạo nhất.

Một số điểm đáng chú ý khác là sự hồi sinh của trò chơi xã hội Gowalla trong thế giới thực. Bên cạnh đó là Public, một mạng xã hội đầu tư vào thị trường công cộng. Từ những ví dụ trên, tương lai của truyền thông xã hội sẽ rất hứa hẹn và không chỉ giới hạn ở các nền tảng đang thống trị ngày nay.

Xu hướng 4: Sự gia tăng ảnh hưởng của người sáng tạo nội dung đối với khán giả

Hiện nay, người sáng tạo không phải ký hợp đồng với truyền hình để được trình diễn khả năng. Thay vào đó, họ có thể tận dụng các nền tảng như:

  • YouTube và TikTok: nền tảng mạng xã hội có quản lý thuật toán và hỗ trợ quảng cáo. Họ cho phép người dùng đăng tải các sản phẩm của mình.
  • Substack: người dùng có thể tạo một danh sách Email của riêng mình. Sau đó là gửi các bản tin, video đến những tài khoản Email đó và kiếm tiền từ chúng.
  • Circle và Geneva: cho phép nhà sáng tạo nội dung phát triển cộng đồng của riêng mình. Điều này nhằm tăng lượng khán giả và có thể cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau.
  • Một số ví dụ thành công khác như OnlyFans và Patreon, v.v

Trong bối cảnh đó, Instagram và YouTube chỉ đơn giản là công cụ Marketing ở đầu phễu. Nhiệm vụ của các nền tảng này chính là thu hút người dùng từ các nền tảng khác. Trong những năm tới, chúng ta sẽ thấy sự phổ biến rộng rãi của xu hướng này.

Tìm hiểu thêm: Thu nhập của các nhà sáng tạo thông qua các nền tảng mạng xã hội ra sao?

Xu hướng 5: Các tính năng dành riêng cho doanh nghiệp được sử dụng rộng rãi

Các dịch vụ này được cung cấp bởi các công ty chuyên sử dụng AI và có kinh nghiệm trong việc tạo ra các sản phẩm lấy người dùng làm trung tâm. Nhiều lĩnh vực sẽ chuyển sang hình thức SaaS – từ mua sắm và bảo mật đến lập kế hoạch tài chính. Chúng sẽ có nhiều người dùng, dễ sử dụng và phát triển dựa trên lợi ích của tất cả các bên. Scott Belsky thừa nhận rằng ông đã quan tâm đến hướng đi này từ lâu.

Nhiều dự án đã khởi động các tính năng mới, bao gồm: 

  • Globality (mua sắm)
  • Sora (dịch vụ nhân sự)
  • Meter (WiFi và CNTT)
  • Welcome (tìm kiếm, tuyển dụng và thích nghi với nhân viên mới). 

Những loại sản phẩm này sẽ thay đổi cơ bản các quy trình trong các công ty lớn, đồng thời làm thay đổi chất lượng cuộc sống của nhân viên.

Xem thêm: SaaS là gì? Hình thức này đang được ứng dụng như thế nào?

Xu hướng 6: Các công cụ sáng tạo

Trước khi có AI, các nhân viên nổi bật thường là người làm việc năng suất nhất. Tuy nhiên, Bot và thuật toán đang giúp con người thực hiện các công việc lặp đi lặp lại. Điều này tạo điều kiện cho các nhân viên tập trung vào các công việc khó nhằn hơn. Ở đó, chúng yêu cầu những kỹ năng, khả năng chỉ dành riêng cho con người. Trong việc này, mọi người cũng được hỗ trợ bởi công nghệ. Cụ thể là các công cụ sáng tạo, ví dụ như:

  • Công cụ trực quan hóa dữ liệu: giúp chia sẻ ý tưởng hiệu quả với đội nhóm. 
  • Công cụ đồ họa: giúp các bài thuyết trình trở nên sống động hơn. 

Scott Belsky chia sẻ về những nhiệm vụ chính của ông với tư cách CPO cho Adobe. Một trong số đó là phát triển các công cụ sáng tạo. Theo ông, khi quan sát những bước tiến trên thị trường, có thể phân loại các nhà sáng tạo theo 2 xu hướng chính:  

  • Những người ưu tiên nội dung: Bắt đầu bằng cách chọn hình ảnh, video hoặc đồ họa, sắp xếp hoặc tái tạo chúng.
  • Những người ưu tiên cộng tác: Tạo thành một nhóm và cùng nhau tạo ra sản phẩm.

Đó là lý do tại sao Adobe đang biến Creative Cloud thành một hệ thống sáng tạo. Tất nhiên, nhu cầu này đòi hỏi các công cụ mới trên những nền tảng hiện đại. Adobe đang làm việc với toàn bộ hệ sinh thái các ứng dụng mới để tạo ra chúng.

Tìm hiểu thêm: Creative Cloud mà Adobe đang phát triển là gì? Ứng dụng này có gì đặc biệt?

Xu hướng 7: Giao diện hợp nhất các dịch vụ cho cuộc sống và công việc

Đây không hẳn là một xu hướng mới. Scott Belsky đã đề cập đến các thuật ngữ như “các lớp tương tác với người dùng (Front-end Layers)” hay “cuộc chiến trở thành trang web mặc định (battle for default)” từ năm 2014. Nhưng sự gia tăng các dịch vụ SaaS đang tạo tiền đề cho một cơ hội mới. Làm thế nào để kết hợp tất cả lại với nhau?

Hãy để ý đến các giao diện của các nền tảng số phổ biến hiện nay. Ví dụ: trang chủ ứng dụng, trình khám phá trên máy tính và màn hình chính điện thoại. Chúng ta sử dụng rất nhiều các ứng dụng nhằm phục vụ cho các nhu cầu trong cuộc sống. Bên cạnh đó là việc quản lý các quyền truy cập khác nhau. Mọi thứ rất hỗn độn khi chúng ta tạo rất nhiều tài liệu, tệp thông tin hay thư mục.

Một số công ty đã bắt đầu lên kế hoạch cho các giải pháp. Ví dụ, bạn có thể nghĩ đến Command E (một phím tắt đơn giản có thể mở bất kỳ tài liệu, thông tin liên hệ hoặc tệp nào từ đám mây). Không nghi ngờ gì nữa, tất cả các dịch vụ và tài nguyên cơ bản này sẽ được kết hợp với nhau và bất kỳ ai cũng có thẻ kiểm soát giao diện làm việc hàng ngày.

Xem thêm: Một số bước tiến nổi bật trong mảng phát triển giao diện hiện nay.

Một thập niên mới hứa hẹn nhiều biến động

Trong thời kỳ Đại Dịch, toàn xã hội đã phải kìm nén những ham muốn của mình. Một khi các hạn chế được dỡ bỏ, chúng ta sẽ có thể chứng kiến một làn sóng thời trang mới. Bên cạnh đó là xu hướng du lịch hay cách thể hiện sáng tạo mới trong những năm tới. Điều tương tự cũng đã xảy ra ở những năm thứ 20 của thế kỷ trước. Đó là khi Đại Dịch cúm ở Tây Ban Nha năm 1918 kết thúc.

Hy vọng sau Đại Dịch, mọi người sẽ làm việc hiệu quả hơn. Chúng ta có thể khôi phục khả năng xử lý các công việc phức tạp. Điều mà vốn trước đó đã bị hạn chế bởi tác động của dịch bệnh.

Tìm hiểu thêm: Những xu hướng mới trong kinh doanh 2022.

Nguồn: E-technology Trend | bởi: Leo Phạm


CÓ THỂ BẠN NÊN ĐỌC

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN






    LỢI ÍCH THUỘC VỀ KHÁCH HÀNG?

    • Được an tâm, Sự tận tâm, tin tưởng và trung thực
    • Có kế hoạch, quy trình, kiểm tra, theo dõi chính xác
    • Kết quả thực tế đo bằng đơn hàng
    • Được tạo ra giá trị theo nét riêng của doanh nghiệp
    • Cam kết bảo mật an toàn & báo cáo định kỳ
    • Miễn phí toàn bộ các kênh truyền thông của SE Master Solutions
    Theo dõi giải pháp facebook