4Ps trong Marketing hay còn được gọi là Marketing Mix (Marketing hỗn hợp) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để tập trung tiếp thị vào thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới
4Ps hay là Marketing mix thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1953 khi Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing Mix. Một nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome McCarthy đã đề nghị phân loại theo 4Ps năm 1960 nhằm thực hiện kế hoạch thông qua Marketing Mix mà nay đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Khái niệm 4Ps được giải thích phần lớn trong sách giáo khoa về marketing và trong các lớp học dạy về Marketing.
4Ps là gì ?
4Ps là viết tắt của 4 chữ:
- Product: Sản phẩm
- Price: Giá cả
- Place: Kênhphân phối
- Promotions: Xúc tiến bán hàng và hỗ trợ bán hàng
Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về mỗi P này để có cái nhìn tổng quan hơn về việc lên kế hoạch marketing cho mỗi chiến dịch hay chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp.
SẢN PHẨM
Sản phẩm được hiểu nôm na là 1 đối tượng hữu hình có thể đo đếm được hoặc dịch vụ là 1 đối tượng vô hình không đo đếm được bằng khối lượng. Tất cả đều được coi là sản phẩm của 1 doanh nghiệp nhằm cung cấp cho thị trường người tiêu dùng. Ví dụ về sản phẩm là: điện thoại, xe đạp, xe máy, lương thực,…
Ở Product, chúng ta phải trả lời được các câu hỏi như:
- Khách hàng muốn điều gì từ sản phẩm/dịch vụ của chúng ta? Cần những gì để thỏa mãn điều đó?
- Những tính năng gì của sản phẩm cần thỏa mãn nhu cầu của khách hàng?
- Có phải bạn đã bỏ qua những tính năng đó?
- Có phải bạn đã thêm vào những tính năng không cần thiết ?
- Khách hàng có thể sử dụng sản phẩm ở đâu và như thế nào?
- Sản phẩm trông như thế nào? Khách hàng sẽ tìm hiểu cách sử dụng như thế nào?
- Kích cỡ, màu sắc?
- Tên gọi của sản phẩm?
- Làm thế nào để khác biệt hóa với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh?
- Chi phí nào là cao nhất, để khi bán ra sản phẩm vẫn có lãi?
GIÁ
Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp. Giá sẽ được xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm. Việc định giá trong một môi trường cạnh tranh không những vô cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức. Nếu đặt giá quá thấp, nhà cung cấp sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận.
Nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Quyết định về giá bao gồm điểm giá, giá niêm yết, chiết khấu, rủi ro mất tiền, thời gian quay vòng vốn của sản phẩm và rất nhiều yếu tố khác nữa.
Ở Price, chúng ta phải trả lời được các câu hỏi như:
- Giá trị của sản phẩm/dịch vụ bạn đem đến cho người mua là gì?
- Có thiết lập mức giá cho sản phẩm/dịch vụ trong khu vực này hay không?
- Khách hàng có nhạy cảm với giá hay không? Có cần giảm giá để giành nhiều thị phần phải không? Hay tăng giá khi bạn muốn tăng lợi nhuận biên?
- Chiết khấu như thế nào cho những khách hàng thương mại hay cho từng phân khúc khách hàng cụ thể?
- Bạn so sánh giá của mình với đối thủ cạnh tranh như thế nào?
KÊNH PHÂN PHỐI
Kênh phân phối được hiểu là đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể được mua. Kênh phân phối có thể bao gồm bất kỳ cửa hàng vật lý cũng như các cửa hàng ảo trên internet miễn sao nó có thể giúp người tiêu dùng tiếp cận được với việc mua sản phẩm. Việc cung cấp sản phẩm đến nơi và vào thời điểm mà khách hàng yêu cầu là một trong những việc quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch Marketing nào mà các doanh nghiệp đều hướng tới.
Ở Place, chúng ta phải trả lời được các câu hỏi như:
- Khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm/dịch vụ của bạn ở đâu?
- Loại cửa hàng nào mà bạn muốn khách hàng bước vào? Cửa hàng hay siêu thị? Trực tuyến? Bán hàng trực tiếp hay qua catalog.
- Làm thế nào để bạn thâm nhập được vào kênh phân phối phù hợp?
- Bạn có cần một đội ngũ bán hàng hay không? Hay tham gia một hội chợ thương mại? Hay bán hàng trực tuyến? Hay gửi mẫu thử đến
- cho các công ty mà bạn muốn đặt mối quan hệ?
- Đối thủ của bạn làm ai? Và bạn có thể học được gì từ những họ và/hay tạo ra sự khác biệt?
HỖ TRỢ BÁN HÀNG, XÚC TIẾN BÁN HÀNG
Hỗ trợ bán hàng là các hoạt động đảm bảo rằng khách hàng dễ dàng mua, nhận hàng và có ấn tượng tốt về sản phẩm sau khi mua sản phẩm. Những hoạt động này bao gồm: quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng,… và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi hay tài trợ cho các chương trình dành cho khách hàng thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giới thiệu sản phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng,…
Ở Promotion, chúng ta phải trả lời được các câu hỏi như:
- Ở đâu và khi nào bạn có thể truyền thông điệp marketing của mình đến thị trường mục tiêu?
- Bạn sẽ tiếp cận khách hàng của mình bằng cách quảng cáo trên báo? Trên truyền hình? Đài phát thanh? Bằng bảng quảng cáo? Bằng
- cách sử dụng email? Thông qua PR? Hay sử dụng internet?
- Thời điểm nào là thích hợp nhất để quảng bá sản phẩm? Có những mùa hoặc những dịp đặc biệt nào trên thị trường? Có bất kỳ vấn đề
- môi trường nào ảnh hưởng đến thời gian ra mắt sản phẩm, hay giai đoạn quảng bá sản phẩm tiếp theo không?
- Đối thủ cạnh tranh đã sử dụng các biện pháp chiêu thị như thế nào? Những biện pháp đó có ảnh hưởng đến hoạt động chiêu thị mà bạn đã chọn không?
Lợi ích từ học thuyết
4P trở thành 1 cơ sở vững chắc giúp những người làm Marketer định hình được những công việc của họ cần làm khi muốn hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng. Dựa trên học thuyết quan trọng này các Marketer sẽ phát triển những ý tưởng sáng tạo của mình giúp doanh nghiệp phát triển những kế hoạch marketing ngắn hạn và dài hạn tạo nên sự đột phá trong thị trường.
Marketing mix hỗ trợ bạn xác định các yếu tố để có thể định vị sản phẩm thành công khi tung ra thị trường.
4Ps là một trong những mô hình nổi tiếng nhất, nó sẽ giúp bạn xác định những lựa chọn trong marketing về sản phẩm, kênh phân phối, giá và chiêu thị. Hãy sử dụng nó khi bạn hoạch định một kế hoạch mới, đánh giá mỗi đợt tung sản phẩm, để tối ưu hóa các tác động đến thị trường mục tiêu.
Carmen (tổng hợp)